DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA

Ngừoi Quốc Gia là những người đặt tổ quốc lên bản vị tối cao

Tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi sự vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cá chính bản thân ḿnh v.v..

Trích VN Tự Điển của Đào Duy Anh

Nationalist Vietnamese Forum

Home

LƯỢC SỬ TÔN GIÁO , CẦN BIẾT M̀NH , BIẾT NGƯỜI .

 

Thế giới này có hai dân tộc đáng để ta quan tâm : Thứ nhất là Do Thái, kế đến là Việt Tộc . Thực tế cho thấy , chúng ta hiểu rất ít về Do Thái ,  cũng như về chính dân tộc ḿnh . Bài viết ngắn này xin được tóm lước đôi điều liên quan .

 

VỀ DO THÁI . CỘI NGUỒN CỦA THIÊN CHÚA GIÁO .

 

Họ là một nhánh thuộc ḍng tộc Ariel nguyên thủy có thể thuộc một trong những đợt thiên di đầu tiên của người Ariel thiên di từ Pamir bên triền phía Tây của Miền Cực Bắc Hy Mă Lạp Sơn  đến vùng Lưỡng Hà để h́nh thành văn minh Sumer cách nay trên 5,000 năm , đồng thời với người Phoenicians tại vùng duyên hải Syria ngày nay . Người Hittites đến vùng Anatolia cũng như người Elamites định cư tiên khởi tại Iran ngày nay có thể được coi là cùng chủng tộc với người Do Thái cổ . Đế Chế Ai Cập cổ bên bờ sông Nil được h́nh thành cách nay trên 5,000 năm cũng có thể là sự kết hợp giữa người Ariels cổ với người Bắc Phi mà thành . Thành phố Kish được h́nh thành bởi người Semitic c̣n được gọi là người Akkadians nằm ở phía bắc của văn minh Sumer . Trong khi phía bắc của Lưỡng Hà là vùng đất của người Hurrians , phía tây nam là vùng đất của người Elamites  . Thời đại đồ đồng pha thiếc xuất hiện trong vùng này cách nay 5,000 năm , như vậy chậm hơn thời đại đồ đồng tại Á Châu Bách Việt đến cả ngàn năm . Người Ai Cập đă phát minh ra giấy papyrus năm 3000 BC , chiến binh Sumers biết dùng khiên (tức là mộc ) năm 2550 BC . Các kim tự tháp đầu tiên tại Ai Cập được xây dựng cùng thời kỳ này .

 

Như vậy ngay từ thời thái cổ th́ văn minh Sumer tại Lưỡng Hà đă để lại nhiều khám phá ngoạn mục được ghi nhận tương đối chính xác . Nhưng các nhà nghiên cứu về nhân chủng học có thực sự nắm vững tiến tŕnh chuyển dịch của Trung Tâm văn minh hay không lại là điều khác , cần thêm thời gian để nghiên cứu bổ sung . Năm 2100 BC th́ Ông Abraham rời hạt Ur thuộc văn minh Sumer dẫn những người thuộc bộ tộc Do Thái nói chung đi t́m đất hứa mà Thượng Đế đă mặc khải cho ông sứ mệnh dẫn dân Do Thái đến đó để định cư . Việc này ghi dấu mối bất ḥa quan trọng  giữa các thành viên h́nh thành văn minh Sumer  do vua Shulki tại Ur lănh đạo . Mối bất ḥa ấy có thể bao gồm nhiều vấn đề , mà chủ yếu có thể do sự phân chia đất đai canh tác hoặc tranh quyền giữa hai phái cũng như khác biệt trên căn bản Độc Thần là Thượng Đế chí tôn được Ông Abraham đề ra , đối nghịch lại với quan niệm đa thần phổ biến lúc đó . Nếu chấp nhận độc thần như ông Abraham th́ vua Shulki thuộc Sumer bị mất quyền lực . Abraham như vậy chính là lănh đạo của người Do Thái vào lúc đó , v́ bị Shulki chèn ép nên phải dẫn dân Do Thái đi lưu vong đến vùng đất bất định v́ cả vùng bị bao quanh bởi sa mạc khô cằn , phía bắc đă có người Akkad với vua Sargon hùng mạnh cai trị , đến bờ đông Địa Trung Hải th́ Do Thái gặp người Phoenicians khôn ngoan văn minh chẳng thua ǵ Lưỡng Hà Sumer (mẫu tự Latinh khởi đầu xuất phát từ Phoenicián) . Dân Do Thái đành phải đi vào Ai Cập , để bị bắt làm nô lệ cho đến năm 1300 BC trước lúc Ông Moses dẫn dân Do Thái trở lại vùng đất ngày nay gọi là Palestine . Trên bước đường chạy trốn khỏi quân Ai Cập dưới thời vua Ramses II , tại núi Sinai nay thuộc Ai Cập , ông Moses đă lại một lần nữa xử dung bài học của Ông Abraham khi xưa là : Chúa đă mặc khải cho ông về 10 Điều Răn để dạy dân Do Thái biết sống theo Luật của Chúa . Ông nói về vùng đất hứa mà Chúa ban cho người Do Thái nên được coi như một khẩu hiệu chính trị để thống nhất ḷng dân Do Thái h́nh thành quốc gia Do Thái sau này , sẵn sàng chống trả quân Ai Cập cũng như người Palestine đă định cư sẵn tại vùng đất Canaan  ngay từ trước khi ông Abraham dẫn dân Do Thái rời Hạt Ur khoảng năm 2100 BC . Mười Điều Răn có thể được coi là Luật đầu tiên của người Do Thái và chính là phương tiện thống nhất dân Do Thái về một mối , do thế c̣n là một khẩu hiệu chính trị đối với người Do Thái nói chung  . 

 

Nếu luật do con người làm ra th́ luật ấy thiếu tính thánh hóa , 10 điều răn của Chúa th́ không ai thay đổi được . Nền tảng của xă hội Do Thái được thành lập trên căn bản này . Người Do Thái kết hợp lịch sử , tập quán , tôn giáo trong Kinh Thánh Cựu Ước theo từ nguyên thủy của người hy Lạp là Bible , được viết khởi đầu từ năm 1513 BC đến năm 98 AD (sau Công Nguyên) , gồm 66 cuốn , bốn cuốn đầu là Torah . Trong 66 cuốn Cựu Ước th́ 39 cuốn đầu được viết bằng tiếng Hebrew (nhưng cũng có ít cuốn được viết bằng tiếng Aram), 27 cuốn cuối bằng tiếng Hy Lạp . Tổng hợp lại thành 31,102 câu , 1189 chương dài ngắn khác nhau .

 

Sau khi chúa Jesus giảng đạo , các Tông Đồ tiên khởi đến nhiều nơi rao giảng đức tin , như thánh Thomas Tông Đồ đến Ấn Độ , Thánh Paul đến La Mă , nhiều vị bị giết v́ trái với tập quán tôn giáo tại địa phương . Tân Ước được viết ra bởi nhiều học giả bí mật theo đạo Chúa gốc Hy Lạp , Syria , kể cả Ai Cập ( các nước này   lúc đó đều bị Rome cai trị , Giáo Sỹ Thiên Chúa Giáo người Ai Cập là Anthony of Egypt là người đầu tiên lập Đan Viện tại Sa Mạc sau khi ẩn tu suốt 20 năm ) bằng việc tổng hợp Cựu Ước với thực tế của việc rao giàng đạo Chúa trong vùng để từng bước h́nh thành điều mà ta gọi là Tông Quyền Thiên Chúa Giáo sau này . Như thế , sự h́nh thành Tông Quyền không phải là điều tồi tệ đối với một xă hội đang đấu tranh để t́m hướng phát triển . Chính Tông Quyền đă gợi hứng cho việc h́nh thành Âu Châu và là chỗ dựa về mặt tinh thần đối với Âu Châu sau này  . Về phương diện lịch sử , ta cần đánh giá như thế mới đúng với thực tế phát triển văn minh Phương Tây .

 

Chúa Jesus cũng tiếp nối truyền thống Do Thái là dựa vào sự mặc khải của Thượng Đế , nay được nhân cách hóa bằng Chúa Cha , Chúa Con và Chúa Thánh Thần . Khái niệm ba ngôi thực ra chính là khái niệm Tam Tài “ Thiên , Địa , Nhân “ nơi Bách Việt vậy , sự kiện khi chúa sinh ra có ba vua đến chiêm bái càng xác nhận điều đó. Khái niệm về linh hồn và sự sống lại , sự phán xét cuối cùng lại xuất phát từ Đạo Zoroastrianism được Giáo Chủ Zarathustra người Iran phát triển cùng thời với Đức Phật bên Ấn Độ . Theo Tân Ước nói đến ba vua phương Đông , được Tân Ước gọi là MAGI , từ ngữ MAGI không phải là vua mà là Đạo Sỹ thuộc dạo Zoroastrianism . Con số ba được nhắc lại nhiều lần trong Tân Ước càng chứng tỏ Đạo Chúa chịu ảnh hưởng sâu rộng của khái niệm Tam Tài nơi Bách Việt vậy . Sự cách tân sâu rộng mà chúa Jesus cống hiến cho nhân loại là khái niệm về sự công bằng , bác ái , b́nh đẳng . Bằng các nguyên tắc ấy , chúa Jesus đă vượt rất xa trước các người khác sống đương thời với Chúa , thậm chí cả đến ngày nay sau 2000 năm . Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI nói đến “ Sự gợi hứng của đạo Chúa “ chính là từ khái niệm này  . Mặt khác Đức Thánh Cha muốn nói : “ sai lầm ai chả có , tôn giáo cũng vậy thôi , điều quan trọng chính là sứ điệp mà Chúa đem đến cho nhân loại “ cách nay 2000 năm .

 

Nếu không có Tân Ước th́ không có Tông Quyền La Mă , như thế Tân Ước là sự cách tân các điều rao giảng tiên khởi của Chúa Jesus , lúc c̣n sống người không hề nói đến các phép bí tích , không hề nói đến hàng giáo phẩm , các nghi thức hành lễ . Các học giả thuộc đủ quốc tịch đă tu luyện trong hoang mạc để nghĩ ra cách cải biên đạo chúa sao cho đi vào ḷng người , củng cố đức tin , tạo mối giây liên kết giữa những tín hữu trong một hệ thống gải thích đức tin thống nhất từ cao xuống thấp , đồng thời mở rộng các chủ đề đến nhiều chủng tộc khác không phải Do Thái để đạo chúa dễ được chấp nhận hơn sau này . Như thế đối với Âu Châu th́ Cựu Ước đem lại cho họ các hiểu biết về lịch sử , Tân Ước đem lại cho họ các cơ hội để phát triển đến dân chủ tự do . Văn minh Thiên Chúa Giáo mới tạo tiền đề để con người tiến đến dân chủ , tự do , b́nh đẳng . Các văn minh khác không phải Thiên Chúa Giáo không hàm chứa trong ḷng các xă hội ấy các tiền căn của dân chủ , tự do , b́nh đẳng . Việc này có lẽ không phải giải thích nhiều nữa .

 

Tông Quyền La Mă h́nh thành hàng Giáo Phẩm từ thấp lên cao , như Thập Giá chẳng hạn , Đức Thánh Cha mang Thập Giá ba thanh ngang , Hồng Y hai thanh ngang , hàng Giám Mục trở xuống một thanh ngang . Các thanh ngang tượng trưng cho trách nhiệm và sự hy sinh như Chúa đă hy sinh trên Thập Tự Giá . Điều quan trong nhất của Tông Quyền chính là nguyên tắc lănh đạo thống nhất , tính kỷ luật đối với hàng giáo sỹ cũng như bổn đạo , một trung tâm duy nhất lănh đạo lănh trách nhiệm giải thích tín lư . Như thế Tông Quyền thực tế thể hiện nguyên tắc quản trị cao độ nhất chưa một tổ chức thế quyền nào đạt được vào thời kỳ cách nay gần 1700 năm ( Hoàng Đế La Mă Constantine I chánh thức nh́n nhận Đạo Chúa là Tôn Giáo chánh thức trên toàn Đế Chế năm 325 AD) . Như vậy Tông Quyền không đơn giản chỉ ảnh hưởng đến phần đạo , mà thực tế c̣n ảnh hưởng đến phần đời mà không cần đến hậu thuẫn của chính quyền thế tục .

 

Chính quyền thế tục có thê khủng hoảng , nhưng tông quyền vẫn tồn tại để lănh đạo tinh thần đối với khối người theo đạo Chúa . Bằng chứng là thời kỳ được coi là “ thời kỳ đen tối của La Mă kéo dài từ khoảng năm 500 AD dến năm 800 AD “khi người Ostrogoth , Visigoth , người Huns , bắt đầu xâm lăng Âu Châu cho đến khi Charlemagne Hoàng Đế Pháp được Giáo Hoàng Leo III chánh thức phong là Hoàng Đế La Mă Công Giáo vào năm 800 AD . Trong lễ nhận chức ông này tuy không biết đọc biết viết nhưng cũng tỏ ra khôn ngoan khi tự tuyên bố là “ Hoàng Đế cai trị La Mă “ ; văn minh Âu Châu thế quyền cũng nhờ ông này rất nhiều khi ông cho tập trung các học giả khắp Âu Châu về triều đ́nh để san định lại sách vở . Ta cần biết đôi điều như vậy để hiểu tại sao người Pháp kính trọng  Charlemagne và rất hănh diện về lịch sử của ḿnh .

 

 Mặc dù trong thời gian dài này , La Mă Phương Đông vẫn tồn tại từ thời Hoàng Đế Constantine I khi ông chia đôi Đế Chế La Mă , ông phụ trách La Mă phía Đông , di chuyển thủ đô về Constantinople nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ . Chính La Mă Phương Đông , mà sau này từng bước h́nh thành Chính Thống Giáo Phương Đông đă giữ yên mặt đông cho Âu Châu khi Âu Châu đi vào thời kỳ đen tối như đă nêu trên . Ngay cả sau khi Charlemagne lên làm Hoàng Đế La Mă Công Giáo th́ chẳng lâu sau đó , người Viking từ Bắc Âu lại tàn phá dọc duyên hải Âu Châu , nhất là Anh Quốc suốt 100 năm từ năm 850 đến năm 950 AD . Kể từ năm 1000 trở về sau th́ Âu Châu mới bắt đầu ổn định để họ lo đối đầu với Hồi Giáo tại vùng đất thuộc bán đảo Iberia nay thuộc Tây Ban Nha , sau đó từ cuối thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 , dưới sự lănh đạo tinh thần của Giáo Hội La Mă  sáu cuộc Thánh Chiến nổ ra nhằm dành quyền kiểm soát Thánh Địa Jerussalem . Thánh Chiến chỉ chấm dứt vào gần cuối thế kỷ 13 khi quân Mông Cổ xâm lăng toàn vùng .

 

Sự h́nh thành Hồi Giáo là một khúc quanh lịch sử đánh dấu sự trỗi dậy của người Ả Rập , nhờ họ nắm được đường dây vận chuyển hàng hóa từ Tầu và Ấn chuyển qua thị trường Âu Châu bằng đường biển xuyên qua Ấn Độ Dương , và nhờ việc họ nắm được đường dây buôn bán vàng từ Duyên Hải Vàng nay thuộc Somalia . Giáo Chủ Muhammad lập đạo từ năm 622 khi bị đẩy khỏi Mecca đến tá túc tại Medina , đến năm 630 trở lại tái chiếm Mecca , Ông chết năm 632 . Nhưng Hồi Giáo phát triển rất mau chóng nhờ biết kết hợp toàn diện giữa Thế Quyền với Thần Quyền trong điều kiện La Mă đang trong thời kỳ đen tối , Byzantium hầu như bỏ ngỏ vùng Lưỡng Hà với rất nhiều quốc gia thành phố nhỏ bị suy yếu ; trong khi Iran , Ai Cập cũng lâm vào cuộc khủng hoảng không có người lănh đạo tài giỏi . Trên nguyên tắc th́ Hồi Giáo là tôn giáo có mục đích khôi phục lại niềm tự hào cho vùng Trung Đông khỏi bị các đe dọa từ La Mă , nên Hồi Giáo được toàn vùng chấp nhận dễ dàng . Chính quyền và nhân dân trong vùng theo Hồi Giáo mà không bị Đế Quốc Hồi Giáo cai trị như lực lượng xâm lăng nước ngoài , mà thực ra th́ không có đế quốc Hồi Giáo v́ tất cả tín đồ đều là anh em cùng thờ phượng Đấng Allah vĩ đại . Các quốc gia Hồi Giáo lâm vào chiến tranh phân ră v́ mâu thuẫn giữa quyền lợi quốc gia và v́ sự tranh chấp giữa hai hệ phái Sunni và Shia về quyền thừa kế Giáo Chủ . Cuộc tranh chấp này dữ dội lắm , đến nay chưa dứt .

 

Sáu cuộc thánh chiến sảy ra từ cuối thế kỷ kỷ 11 (năm 1096) , thánh chiến lần sáu được chính Hoàng Đế La Mă Công Giáo là Frederick II lănh đạo năm 1228 tuy không đem lại thành công cho các bên , nhưng Thánh Chiến cho thấy nỗ lực của Âu Châu - vào lúc đó đang chuyển ḿnh sang thời đại Phục Hưng để h́nh thành các nhà nước Âu Châu - nhằm thăm ḍ thực lực của thế giới Hồi Giáo . Dĩ nhiên trong điều kiện đó th́ Giáo Hội Rome là thế lực duy nhất thống nhất Âu Châu về mặt tinh thần . Cả Rome cũng như Âu Châu chưa thể thắng Trung Đông Hồi Giáo được . Họ phải t́m phương cách khác dể đánh bại trung Đông Ả Rập nay thống nhất thành một khối vững chắc thông qua Hồi Giáo . Cách đó là t́m đường  trực tiếp đến Á Châu để chiếm đoạt đường dây buôn hương liệu và tơ lụa hiện do Ả Rập làm chủ .

 

Dịp may cho Âu Châu khi Mông Cổ tràn vào Trung Đông cũng như một phần nước Nga , tuy làm cho Byzantium suy yếu để từng bước để h́nh thành Đế Quốc Ottoman Hồi Giáo sau này , nhưng cũng là cơ hội để Âu Châu có được các hiểu biết thêm về vùng Viễn Đông . Từ căn bản đó Âu Châu , chủ yếu trong giai đoạn này là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha , t́m đường biển đến Ấn Độ cũng như Bắc Mỹ để từng bước h́nh thành chủ nghĩa thực dân , mở rộng việc buôn bán nô lệ từ Châu Phi , để lại một trang sử bị nhiều quốc gia khác căm ghét . Như thế lịch sử Trung Cận Đông và Âu Châu , thực ra cũng giống như các cuộc tranh dành quyền sống như tất cả các vùng khác , vẫn là xử dụng bạo lực để tước đoạt những ǵ có thể tước đoạt được .

 

Quyết định của Giáo Hoàng La Mă chia đôi thế giới cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào thời điểm mà cả thế giới chưa thực sự biết thế giới này thực tế vuông tṛn thế nào , sau khi hai nước này có công ngăn chặn quân Nguyên Mông , là một quyết định làm đảo lộn cục diện tranh chấp giữa Trung Đông Ả Rập với Phương Tây trong các thế kỷ sau . Về phương diện chiến lược , ta nên coi quyết định đó như một đ̣n chiến lược nhằm thâu tóm quyền lợi kinh tế thương mại do Ả Rập nắm giữ trong thời gian trên 1300 năm và làm cho Ả Rập Trung Đông suy yếu đi từ từ.

 

Chúng ta thường rất sai lầm và ngộ nhận lịch sử trong giai đoạn này khi coi Thánh Chiến là chiến tranh tôn giáo thuần túy . Chiến tranh Tôn Giáo là vỏ bọc bề ngoài tuy quan trọng để huy động sức lực , nhưng thực chất bên trong chính là , xâm lăng tước đoạt của cả hai phía Trung Đông - Ả Rập Hồi Giáo với Âu Châu – La Mă Công Giáo . Xâm lăng nhằm dành quyền sống là vấn đề của muôn thuở , tại bất cứ đâu cũng thế thôi . Cuộc chiến đấu giữa hai phía bên bờ đông và tây eo biển Aegean đă sảy ra suốt mấy ngàn năm nay rồi , ngày nay vẫn chỉ là các tiếp nối . Nhưng bài học lịch sử cụ thể rơ ràng là : “ nhân loại không hợp nhất càng mau càng tốt , sẽ phải đối diện với sự tận diệt cuối cùng “ . Sự khác biệt giữa xưa với nay chính là ở điểm căn bản đó , ta cần nắm vững để không bị rơi vào t́nh trạng hụt hẫng về mặt lịch sử .

 

Điểm son của Phương Tây là về lănh vực khoa học tự nhiên cũng như xă hội , chữ viết hiện đại hơn hẳn các vùng khác , tính tổ chức được gợi hứng từ Tông Quyền La Mă đă trở thành nền tảng để xă hội Âu Mỹ dễ thích nghi với xă hội dân sự được cai trị bởi Luật dựa trên tinh thần Dân Chủ với thị trường tự do được h́nh thành cách nay mấy trăm năm . Sức mạnh của xă hội và văn minh Phương Tây xuất phát từ đấy . Con người từng bước được giải phóng khỏi các ràng buộc của lịch sử , chủ nghĩa cá nhân được củng cố như tất yếu lịch sử , Giáo Hội cũng như nhà cầm quyền chấp nhận các thay đổi một cách tương đối dễ dàng hơn nhiều so với các vùng khác , nhân dân Âu Mỹ tỏ ra có đời sống văn minh thực tiễn hơn các vùng khác là vậy .

 

TÔN GIÁO TẠI Á CHÂU .

 

Thế kỷ thứ 6 BC đánh dấu bước chuyển biến rất quan trọng đối với lịch sử tôn giáo toàn cầu , thế kỷ ấy đánh dấu sự xuất hiện của năm vị khai sáng năm tôn giáo lớn trên thế giới , ảnh hưởng đến tận ngày nay . Xin liệt kê sau đây :

 

Thứ nhất là Khổng Tử ( 551 – 479BC ) là người đă tổng hợp các khái niệm về dịch lư và ngũ hành của Bách Việt để đề ra thuyết Chính Danh đối với vai tṛ của nhà nước trong việc chăm lo cho đời sống cho nhân dân . Nhà vua là người “ thế thiên hành đạo trời “ . Đạo làm vua , làm bầy tôi , làm dân được tổng ḥa lại trong một xă hội khép kín có trật tự kỷ cương trên dưới . Luật Pháp xă hội cũng thuận theo cái trật tự ấy . Như vậy Khổng Học không phải là tôn giáo theo cách nh́n kiểu Phương Tây , nói chung là lư thuyết tổ chức xă hội lấy đạo trời ra để cột chặt thiên hạ vào một mối , chủ yếu là chỗ dựa cho chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc sau này , khi bất cứ ai chống lại nhà vua là chống lại trật tự do trời sắp đặt . Xă hội Trung Hoa chết dần ṃn từ học thuyết này , không thể tiến được nữa , bị đắm ch́m trong trật tự không thể đổi thay thông qua tập quán .

 

Thứ hai là : Lăo Tử sinh khoảng 600 BC (như vậy trước khổng Tử) là người chủ trương Đạo Học , chủ trương sống thuận thiên , tránh giết chóc , tránh hết sức phá hoại thiên nhiên . Lăo Tử là người Phương Nam , gốc Bách Việt . Ông tổng hợp các tinh hoa của Đạo Học Bách Việt cổ đại theo cách quá cao siêu trong lẽ uyên nguyên của vũ trụ . Ông để lại ít tài liệu , sau này được Trang Tử mở rộng thêm . Trí tuệ quá cao viễn của hai vị làm cho người khác không thể theo được , nên sau này bị biến thành mê tín dị đoan . Mật Tông hay Thiền Tông như vậy chính là phương pháp tu học của Bách Việt nhằm tạo dưng những bậc trí tuệ cao viễn có khả năng cộng thông với vũ trụ . Như thế , xă hội Thuần Việt cổ ngoài Hà Đồ Lạc Thư , Dịch Lư Âm Dương , Ngũ Hành , Tam Tài vẫn c̣n môn học khác chuyên tạo dựng những bậc Thiền Sư có khả năng nh́n thấu vào tương lai . Các Thiền Sư Định Không , Lưu Chi trong thời kỳ bị Hán cai trị , hay Vạn Hạnh đời nhà Lư , phái trúc Lâm Thiền Viện đời Trần chính là tổng hợp hài ḥa của văn minh Bách Việt cổ vậy .

 

Thứ ba là : Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh năm 560 BC là người nh́n thấy nỗi đau khổ của con người đều do “ dục “ mà ra , vậy cứ diệt dục th́ hết khổ ; tụng niệm , sống đạo hạnh để được cứu rỗi và chấm dứt kiếp Luân Hồi để được lên cơi Niết bàn . Phật Giáo phát triển dọc sông Hằng , trở thành tôn giáo quan trọng tại vùng đó . Sau cuộc xâm lăng của Alexander Macedoine vào năm 327 BC đến vùng Bắc Ấn Độ , vua Chandragupta Maurya xứ Ấn tiến chiếm vùng lănh thổ do quan cai trị của Alexander đặt ra tại Afghanistan vào năm 320 BC  . Ḍng họ Chandragupta Maurya là ḍng vua rất lớn của xứ Ấn , các thế hệ sau đă thống nhất toàn Ấn Độ , rất biết xử dụng binh lực nhưng cũng làm nhiều điều nhân nghĩa cho dân Ấn như mở nhà thương thí , đường xá , khuyến khích thương mại . Cháu nội của Maurya là Ashoka nh́n nhận Phật Giáo là tôn giáo chính của triều đ́nh . Phật Giáo sau đó phát triển mạnh tại vùng sông Hằng . Nhưng các tranh chấp giữa Phật Giáo với Ấn Giáo đă bén rễ lâu ngày tại đây để từng bước đẩy Phật Giáo chuyến sang bờ đông của Hy Mă Lạp Sơn , để h́nh thành Vành Đai Phật Giáo như ta đang chứng kiến , để h́nh thành Phật Giáo Tiểu Thừa , trong khi Phật Giáo truyền vào Trung Hoa qua đường dây buôn bán tơ lụa để h́nh thành phái Đại Thừa .

 

Cũng cần ghi nhớ là năm 414 AD th́ học giả Faxian người Hán đồng thời là Tăng Sỹ Phật Giáo sau khi trở về từ Ấn Độ đă dịch kinh Phật từ tiếng Sanskrit sang chữ Hán . Ông cũng viết cuốn “ Bàn về Đế Quốc Phật Giáo , Treatise on Buddhist Kingdoms , tức là đế quốc của vua Phật Giáo Chandrra Gupta II bên Ấn Độ” . Như thế Phật Giáo đến nước ta qua ngả Trung Hoa . Vấn đề là Hán xử dụng Phật Giáo theo cách nào để củng cố thế lực của Hán trên toàn cơi Hoa Lục và vùng phụ cận , và ta đáp ứng thế nào đối với trào lưu tư tưởng Phật Giáo cùng với Khổng Học hoặc Đạo Học , thế thôi . Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với an ninh của đất nước , tiếc thay cho đến lúc này , chúng ta không hề quan tâm đúng mức , cứ nhắm mắt tuân thủ cứ như đó là chân lư vĩnh cửu vậy . Đă đến lúc ta cần mở mắt ra để nhận chân sự thật lịch sử khách quan để mở một hướng đi mới cho dân tộc .

 

Thứ tư là : Đạo Jainism chủ trương bất bạo động , rất giống với Đạo Học Bách Việt được Lăo Tử tổng hợp thành lư thuyết cao siêu . Jainism được thành lập bởi Mahavira ( 540 -468 BC ) . Cả Phật lẫn Jainism đều chịu ảnh hưởng một phần nào đó của Đạo Học Bách Việt , tuy có điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện tại Ấn Độ . Xin ghi lại đây một câu nói của Lăo Tử được sử gia Mỹ ghi lại như sau “ There is no guilt greater than to sanction ambition , no calamity greater than to be discontented with one’s lot, no fault greater than the wish to be getting “ . Thời cận đại Gandhi là thủ lănh phong trào đấu tranh dành độc lập cho Ấn Độ chủ trương bất bạo động trong đấu tranh chính trị cũng xuất phát từ Jainism . Dĩ nhiên ông cũng muốn chuyển đến cho những người Hồi Giáo Ấn Độ một tín hiệu là nên khoan ḥa , chẳng nên chiến tranh . Nhưng người Hồi Giáo đâu chịu nghe ông .

 

Thứ năm là : Zarathustra sinh năm 620 BC là Giáo Chủ tôn giáo Zoroastrianism  xuất phát từ Iran , có nguồn gốc Ấn Âu , thuộc gia đ́nh quyền quư Iran . Tuổi trẻ của Ông đầy huyền thoại , tôn thờ chỉ một Thượng Đẳng Thần là Ahura Mazda , được gọi là Thần Vĩ đại . Nhiều khái niệm sau này được Chúa Jesus lấy làm gợi hứng như Thiên Đàng với Địa Ngục , Ngày Phán Xét cuối cùng , con đường đạo hạnh , cầu nguyện , ngay cả ba vua trong Đạo Chúa được mô tả là ba Giáo sỹ thuộc tôn giáo Zoroastrianism . Zoroastrianism được triều đại Darius I xứ Persia coi là quốc giáo mở rộng từ sông Indus phía đông đến vùng biển Aegean phía Tây . Sau đây là một câu nói để đời của Giáo Chủ Zarathustra “ In the beginning , there were two primal spirits  twins spontaneously active ; these are the good and the evil , in thought , and in word , and in deed : between these two , let the wise choose aright ; be good , not base “   

 

 Lịch sử tôn giáo trong giai đoạn này cho thấy dường như có một lực siêu nhiên nào đó thúc đẩy những người không hề biết nhau cùng phát thệ cái tâm lớn đối với sinh mệnh của con người . Cho dù mỗi người phản ứng phù hợp với điều kiện khách quan trong bối cảnh mà họ quan sát hoặc sinh sống để thấy nỗi khổ dau của kiếp nhân sinh ; tất cả đều muốn cứu đời , cứu người bằng cách đề ra các tín lư để dẫn con người đến chỗ đạt được hạnh phúc vĩnh cửu như ước mơ muôn đời của con người . Diệt dục , Luân Hồi , Thiên Đàng hay Địa Ngục , Niết Bàn đều là các lời hứa sẽ thành hiện thực sau khi chết . Nhưng cuộc sống là ở ngày nay , hôm nay , ngay lúc này . Con người cần lương thực để sống , con người không muốn bị người khác áp bức bóc lột , con người muốn được cảm thấy an b́nh . Tất cả những thứ đó , không tôn giáo nào tự ḿnh có thể đem lại cho loài người được kể cả Giáo Hội La Mă hay Allah .

 

Con người phải đấu tranh với chính ḿnh và với tự nhiên để tồn tại và phát triển , cho dù việc đó dẫn đến việc phải tàn phá tự nhiên , hay dẫn đến chết chóc nơi con người . Nhưng tôn giáo vẫn cần cho con người như chỗ an ủi trước các mất mát    do quá tŕnh đấu tranh gây ra . Như thế khái niệm về Thiện , Ác trong thực tiễn của đời sống tùy thuộc vào hai điều : thứ nhất là hiểu biết thực về hướng đi của nhân loại , kế đến là hành động như vậy nhắm mục đích tối hậu là phục vụ cho cả nhân loại hay chỉ cho quyền lợi bản thân . Đó là vấn đề thuộc về Cứu Cánh với Phương Tiện vậy . Muốn đạt tới cứu cánh phải trải qua nhiều giai đoạn ta gọi là phương tiện như những bước trung gian .

 

Về phương diện lịch sử th́ , việc t́m ra kỹ thuật luyện thép không biết xuất phát tiên khởi từ đâu trên thế giới này . Từ thời Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân (1766 BC- 1122 BC) bên Tầu chăng ? không ai biết cụ thể . Nhưng nh́n chung th́ thế kỷ 9 BC thép bắt đầu phổ biến trong chiến trận và nông nghiệp , điều này làm cho chiến tranh trở nên khốc liệt hơn so với thời đồ đồng . Việc xử dụng ngựa trong vận chuyển và chiến trận khởi đầu bởi ngừơi Cimmerians và người Scythians thuộc vùng bắc Caspian ngày nay vào khoảng thời gian 700 BC đă làm cho chiến tranh trở nên khốc liệt hơn nữa .Kỹ thuật luyện thép phát triển nhanh chóng đă dẫn đến thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tầu ; kỹ thuật chiến tranh mới đă hủy diệt Đế Chế Ai Cập đầy huyền thoại , Lưỡng Hà Babylone suy tàn , tiêu diệt đế chế Assyria lâu đời tại vùng Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay , để h́nh thành đế quốc khổng lồ Achaemenid (Iran) ; để rồi dẫn đến cuộc đụng độ vô tiền khoáng hậu giữa anh khổng lồ Achaemenid (Iran) ở phía đông với anh tư hon Hy Lạp ở phía tây . Phát kiến mới này sau đó đă h́nh thành Đế Quốc do Alexander the Great kéo dài từ vùng Nam Âu đến tận sông Indus phía Bắc Ấn Độ ngày nay .

 

Cứ xem như thế đủ thấy , chỉ một phát kiến khoa học đă mở rộng tham vọng của các vua chúa trên diện tích mênh mông trước đó chưa hề được biết tới ; chiến tranh ngày càng khốc liệt hơn so với trước kia rất nhiều , con người thấy đau khổ hơn so với thời kỳ đồ đồng . Vấn đề đáng nói nhất ở đây là các nhà thông thái lập đạo đă nh́n thấy trước mấy chục năm trước khi các biến cố kinh hồn ấy sảy ra , thế mới tài . Mới đây vào đầu thế kỷ 20 , việc này cũng được báo hiệu trước bởi những người như Charlie Chaplin , Picasso , qua trào lưu ngệ thuật , nhưng nói chung ảnh hưởng rất nhỏ so với thế kỷ 6 BC . Vào thời điểm ấy , chưa có chiến tranh tôn giáo . Chiến tranh tôn giáo chỉ sảy ra sau này khi Hồi Giáo đe dọa xâm lăng Âu Châu mà tiền đồn quan trọng nhất cũng là biểu tượng của văn minh Âu Châu Thiên Chúa Giáo là Rome , nằm ngay cận kề biển Aegean trên bờ bắc của Địa Trung Hải .

 

Chiến tranh tôn giáo trước hết là giữa Hồi Giáo với Chính Thống Giáo Phương Đông với Thiên Chúa Giáo La Mă ; đó là việc của Âu Châu và Ả Rập Hồi Giáo , ta nên coi đó như một vỏ bọc bề ngoài để mang tính chính nghĩa của chiến tranh xâm lược mà thôi . Đó là một bước tiến mới trong chiến tranh xâm lăng vốn được coi như bản chất muôn loài . Bước tiến mới này cho thấy bước khởi đầu h́nh thành khái niệm về quốc gia , cũng như cách thức huy động lực lượng trên căn bản liên quốc gia được điều phối bởi một trung tâm chính trị - vào lúc đó là Giáo Hội La Mă - nhằm đạt được một mục tiêu sâu rộng hơn so với quá khứ , cũng trên căn bản đó sau này sẽ mở rộng chủ nghĩa cá nhân khi con người được giải phóng khỏi các ràng buộc của lịch sử .

 

Như thế Thánh Chiến giữa Hồi Giáo với Thiên Chúa Giáo La Mă không nên chủ quan chỉ coi là chủ nghĩa bành trướng Đạo Chúa hay Hồi Giáo đơn thuần , không có tôn giáo th́ cuộc chiến vẫn sảy ra v́ các tranh chấp vẫn hằng tồn tại giữa hai phía từ cả mấy ngàn năm trước rồi . Vả lại Hồi Giáo thực tế đă xử dụng tôn giáo như phương tiện xâm lăng và phát triển ngay sau khi Muhammad lập đạo  chỉ trong bốn thế kỷ Hồi Giáo mở rộng trên toàn cơi Trung Đông Ả Rập cũng như Bắc và đông Phi Châu . Đến ngày nay , những nhóm Hồi Giáo cực đoan vẫn tuyên bố là sẽ chiếm Rome , kể cả Bạch Cung , như lời các giáo sỹ cực đoan Hồi Giáo mới đây công khai phát biểu tại London - nơi có 1 . 6 triệu người Hồi Giáo trên toàn nước Anh - . Như thế Thánh Chiến là từ ngữ được phía Hồi Giáo cực đoan tuyên xưng như công cụ biện minh cho cuộc chiến giữa hai phía .

 

Thực ra th́ việc xử dụng tôn giáo như một h́nh thức ràng buộc các dân tộc bị trị trong một đế quốc đă từng xuất hiện trước Thánh Chiến rất nhiều thế kỷ như : Hán đă xử dụng Khổng Học như một tôn giáo kết hợp niềm tin về tự nhiên với thế quyền tuyệt đối là vua người Hán đóng tại Trung Nguyên như một vũ khí xâm lăng tinh thần . Vào thế kỷ thứ năm AD , Hán lại kết hợp Phật Giáo truyền từ Ấn Độ qua theo đường dây buôn hương liệu để h́nh thành Phật Giáo Đại Thừa như một tôn giáo bổ sung cho Khổng Học , chống lại ảnh hưởng của phái Lăo Trang vẫn thịnh hành tại Trung Nguyên cũng như VN . Cái khác là Thánh Chiến thể hiện h́nh thức xâm lăng cứng ( Hard Invasion) so với việc đem Phật Giáo Đại Thừa vào Trung Nguyên hay Khổng Học là h́nh thức xâm lăng mềm (Soft Invasion) . Về phương diện văn minh , ta đều phải coi là hành động xâm lăng cả , cái khác chỉ là cách hành động thôi .

 

Như thế mọi tôn giáo đều xuất phát từ Phương Đông , cụ thể từ phía đông của Địa Trung Hải , nhưng bởi nhiều chủng tộc khác nhau như người Do Thái , người Iran đều có nguồn gốc Ấn Âu , người Ấn Độ vùng sông Hằng có nguồn gốc pha trộn Ấn Âu với người từ Châu Phi tràn qua , vùng Hoa Lục chủ yếu bởi nguồn gốc Bách Việt . Nhưng xét trong tổng thể th́ các tôn giáo cổ đại ấy đều lấy gợi hứng từ các khái niệm do Bách Việt đă đề ra từ rất lâu trước bất cứ văn minh nào khác trên thế giới này thuộc văn minh này . Các cuộc Thánh Chiến , thậm chí ngay cả thời kỳ thực dân cũng như thời hiện đại xác đinh một điều căn bản là “ Văn minh di chuyển từ Đông sang Tây th́ mới thuận chiều và mới tạo ra một hướng mới được , di chuyển ngược lại từ tây qua đông trực tiếp không dem lại chiều hướng hợp nhất nhân loại , chỉ tạo thêm các mất mát mà thôi “ .

 

CÁC THAY ĐỔI ĐỐI VỚI TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI .

 

Bản chất các bất đồng giữa người theo văn minh Phương Tây với những người chưa chấp nhận văn minh Phương Tây một cách toàn diện thực ra vẫn tồn tại như ngàn xưa , bất đồng về phương diện tôn giáo chỉ là một khía cạnh trong mối bất đồng to lớn ấy mà thôi . Dấu ấn về thời kỳ Thánh Chiến , Ṭa Án Dị Giáo  nói th́ dữ lắm nhưng cũng chỉ giết chết khoảng 5,000 người có những suy nghĩ khác với Giáo Hội La Mă mà thôi , dấu ấn về thời kỳ thực dân khi các cố đạo ngầm làm t́nh báo cho lực lượng xâm lăng Âu Châu tại nhiều nơi trên thế giới vẫn để lại những vết hằn khó phai mờ được , dấu ấn về thời kỳ người Âu Châu buôn nô lệ Châu Phi đem đến Châu Mỹ để khai thác nông nghiệp để làm giầu cho Âu Châu thời Trung Cổ đều là các tội ác chống nhân loại cả . Các tội ác đó xuất phát từ sự không biết mà ra , được thực hiện bởi con người thế quyền với sự tiếp tay của các giáo sỹ vẫn mù quáng tin ở sứ mệnh truyền bá đức tin của ḿnh .

 

Ư muốn áp đặt trật tự theo ư ḿnh , chiếm đoạt của cải cũng như con người thực ra là vấn đề thuộc về bản chất của con người . Dù có tôn giáo hay không th́ ước muốn như vậy vẫn cứ h́nh thành khi điều kiện khách quan chín mùi . Không một dân tộc nào là không hành động sai trái đối với con người trong suốt quá tŕnh h́nh thành và phát triển của ḿnh cả . Mọi tôn giáo đều xuất hiện như tất yếu lịch sử khi điều kiện khách quan thay đổi làm cho con người phải đối diện với khổ đau . Các nhà khai sáng đề ra các phương pháp cứu chữa về mặt tinh thần , về niềm tin vào cơi sau nếu làm điều thiện , vào sự trừng phạt khi làm điều ác . Nhưng bản thân tôn giáo không giải quyết trọn vẹn về mọi mặt liên quan đến đời sống của con người được . Giải quyết các vấn đề căn bản của con người là công việc nhiêu khê và phức tạp hơn các khái niệm mà các tôn giáo đề ra nhiều lắm , tổng ḥa lại chính là :” nghiêm chỉnh học hỏi các bài học đă qua về mọi lănh vực để tổng ḥa lại trong một cấu trúc xă hội có thể giải quyết rốt ráo các nhu cầu của con người , trong mối quan hệ hữu cơ với tự nhiên “ .

 

Như thế , con người không thể tự ḿnh cứ vắt kiệt thiên nhiên được , đến lúc nào đó thiên nhiên sẽ quay lại vật chết con người thôi ; con người cũng không thể quay lưng lại với chính ḿnh được , như thế con người cũng sẽ tự hủy diệt ḿnh và cuộc sống này sẽ mất hết ư nghĩa . Thế quyền hay tôn giáo theo kiểu cũ không thể giải quyết được các vấn nạn của loài người , sự tổng hợp cả hai theo kiểu Muhammad đă làm báo hiệu sự thất bại nghiêm trọng đối với loài người , tổng hợp thế quyền với tập quán được mặc cho cái vỏ tôn giáo cũng thất bại như trường hợp của Ấn Độ với đạo Brahmin , hay Trung Hoa với Khổng Học . Đó là cả tiến tŕnh dài liên quan đến văn minh nhân loại , tiến tŕnh Duy Nhân Biện Chứng nói theo Cụ Lư Đông A .

 

Như thế , mỗi bước tiến hóa của con người th́ nhân sinh quan của con người cần thay đổi cho phù hợp , từ tinh thần bộ tộc sang quốc gia chủng tộc đến khái niệm về quốc gia toàn cầu . Thực tế th́ các tiến bộ khoa học hiện nay đang chuyển biến quá nhanh trong khi nhân sinh quan toàn cầu chưa thể phát triển kịp với đà tiến của khoa học  kỹ thuật . Ngày xưa cách nay vài trăm năm ta cần h́nh thành thế giới quan , ngày nay ta cần h́nh thành vũ trụ quan khoa học mới có thể lănh đạo dân tộc và thế giới được . Cuộc khủng hoảng về niềm tin hiện nay xuất phát từ chỗ : “nhiều phần của nhân loại đang cảm thấy họ bị đánh bật gốc rễ đă tồn tại cả nhiều ngàn năm , đă là chỗ dựa tinh thần của họ “ . Họ đều coi các hành động của Hoa Kỳ cũng như Phương Tây hiện nay là các hành động xâm lăng kiểu mới , họ có thể coi Giáo Hội La Mă đang tiếp tay cho các hành động như vậy ” . 

 

Sự thực ra sao ta cần t́m hiểu ngọn nguồn . Phương Tây cũng như Hoa Kỳ hiểu ngọn nguồn t́nh trạng của thế giới hiện nay , với nhiều khu vực quá chậm tiến về đủ mọi mặt (như t́nh trạng bộ tộc vẫn c̣n tồn tại tại Pakistan hay Afghanistan chẳng hạn) . Quá nhiều quốc gia đă thất bại (failed nation) không thể tự quản trị quốc gia ḿnh được (như Somalia , Yemen , Sudan , Afghnistan …) , chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo luôn chọn các nơi ấy như chỗ trú ẩn an toàn , chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc vẫn bất chấp vận mệnh thế giới cứ xâm thực . Môi sinh là hiểm họa nghiêm trọng nhất đối với toàn cầu hiện nay . Tham vọng bành trướng bằng việc sở đắc kỹ thuật nguyên tử , hỏa tiễn đều dễ gây ra các bất ổn toàn cầu , để đẩy đến chỗ toàn càu bị hủy diệt dễ dàng . Như thế , không thúc đẩy thay đổi gấp rút không được , mặc cho các hệ lụy sẽ sảy ra , thực ra đă được dự kiến rồi . Cho dù các quốc gia ấy có phản ứng thế nào chăng nữa th́ thế giới cũng không thể ngồi chờ được . Phải thúc đẩy các quốc gia ấy sớm thay đổi , tức là phá hoại trật tự cũ để h́nh thành trật tự mới .

 

Lấy thời kỳ thực dân mà luận th́ , tất cả các quốc gia bị Âu Châu đô hộ trong thời gian lâu mau khác nhau nhưng các giá trị cũ không bị đảo lộn v́ thế lực thực dân chả dại ǵ can dự vào việc phá hủy trật tự cũ ấy . Chiến tranh lạnh đă phá hoại trật tự cũ đối với những vùng được chọn lựa nhất định , như Việt Nam , hay Tầu Cộng chẳng hạn . Khi quân Mỹ rút khỏi Á Châu th́ Liên Xô nhảy vô các vùng đó để tiếp tục phá hoại ; điển h́nh như tại Afghanistan , chỉ trong 10 năm (1979-1989) 20% dân Afghanistan bị quân Liên Xô giết hại không thương tiếc . Thế giới này nay như một quần thể kiến trúc loang lổ về cấu trúc cũng như con người , chỗ nào quá lỗi thời lạc hậu cần phá đi để xây dựng cái mới thôi . Nếu không chấp nhận đau thương , không thể canh cải được . Cái mới ấy chính là văn minh nhân loại hiện được dẫn đạo bởi Phương Tây , với các hiểu biết về khoa học xă hội cũng như tự nhiên đủ sức xây dựng một thế giới mới trên căn bản hợp nhất nhân loại về một mối . Đó là hướng đi không thể đảo ngược được . Nhưng xin ghi nhớ : có những việc mà Phương Tây không thể tự ḿnh làm được , mà phải nhờ đến chính sự đóng góp của Phương Đông mới xong  .

 

Phương Tây tự hiểu rằng : “ muốn cứu văn minh phương Tây cũng là của thế giới mà cả loài người này đă tốn biết bao xương máu để xây dựng , th́ tiên quyết là phương Tây phải sắn tay áo lên để phá bỏ cái cũ và quyết tâm xây dựng cái mới “ . Thất bại trong tàn phá cũng như thất bại trong xây dựng đều dẫn nhân loại đến thảm họa cả , chính Phương Tây cũng phải tự ḿnh đổi thay sao cho thích nghi với cái mới . Ṭa Thánh La Mă cũng không đi ra ngoài chủ trương chung này của nhân loại được . Phản đối cứ phản đối , nhưng mục tiêu tối hậu cuối cùng là cứu văn minh này của nhân loại này th́ đó là việc làm đầy chính nghĩa . Nhân loại cần nh́n thấu vấn đề mang tính nền tảng như vậy mới được . Nếu không suy nghĩ lớn , ta dễ bị lạc hướng ; không biết rồi việc ǵ sẽ sảy ra trong tương lai , ta sẽ không thể xây dựng đất nước được .

 

Xă hội Phương Tây thay đổi thế nào ? Đâu phải tự nhiên khi họ dễ dàng chấp nhận để các sắc dân khác , tôn giáo khác đến nước họ cư trú làm ăn , tự do hành đạo ; thậm chí tự do tuyên truyền chống họ , như các cánh giáo sỹ cực đoan tại Anh Mỹ đ̣i chiếm Ṭa Thánh cũng như Bạch Cung . Họ muốn dạy cho các dân tộc ấy biết thế nào là dân chủ , tự do , b́nh đẳng ; như những nguyên tắc được ghi vào Hiến Pháp để làm nền tảng cho việc cai trị bởi Luật , chứ không đơn giản chỉ là những giáo điều suông được các đấng khai sáng ra tôn giáo đề ra và hiện đang bị lạm dụng . Chỉ trong 60 năm sau này , xă hội Âu Mỹ thay đổi hẳn . Các nguyên tắc căn bản ấy được thể hiện trong thực tế , đó là ước mơ Mỹ như ông Martin Luther King lănh tụ dân quyền da đen hằng mơ ước . Về phương diện thương mại , dù bị chơi xấu như với Tầu chẳng hạn , phương Tây vẫn thúc thủ với nguyên tắc tự do thương mại vốn được coi là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển .

 

Giáo Hội La Mă thay đổi ra sao ? Thực ra ít ai nh́n thấy các thay đổi trong Giáo Triều La Mă . V́ các thay đổi ấy nhiều khi chỉ bằng cách kín đáo thay đổi một vài ư trong một đoạn kinh nào đó nhưng lại gây ra các tác động rất lớn đối với tín hữu Thiên Chúa Giáo . Điều này rất đúng với thực tế của Thiên Chúa Giáo La Mă khi các dân tộc khác không phải Do Thái sẽ phản ứng đối với cách thức dẫn giải kiểu Do Thái trong Tân Ước . Như tổ phụ của ta không thể là ông Abraham được mà phải là vua Hùng Vương , Totem của ta phải là Tiên Rồng , cờ của tổ phụ ta phải là cờ Ngũ Hành (kim , mộc , thủy , hỏa , thổ) , càng không thể là cờ Ngũ Sắc của Phật Giáo , cuối cùng càng  không thể là cờ của Giáo Hội , để đem cắm lên đầu tổ phụ ta được . Việc này năm thánh mới đây đă để lộ rơ khi hàng Giáo Phẩm VN để cây thánh giá nằm giữa cờ của tổ tiên ta . Thánh Giá tượng trưng cho khổ nạn mà Giáo Hội Thiên Chúa Giáo VN sẵn sàng chịu cùng với dân tộc , tín hữu Thiên Chúa Giáo VN xác quyết một điều : v́ dân tộc là trên hết . Như thế Cộng Đồng Vaticano II tuy vắn gọn chỉ một câu ngắn ngủi đă chuyển hướng hoạt động mục vụ của Giáo Hội La Mă đi vào cơi sâu thẳm trong tương lai .

 

Tương lai của chiều hướng ấy như thế nào là điều ta cũng nên t́m hiểu (đúng sai chưa biết v́ tôi không có bất cứ mối quan hệ nào với Ṭa Thánh cũng như Hội Đồng Giám Mục VN) . Kinh sách tại các nhà thờ hiện nay không thay đổi ǵ , v́ chủ yếu là các lời khuyên cụ thể trong cuộc sống để thành người hiền lương . Nhưng nội việc đem bàn thờ tổ tiên vào cung thánh cũng đă là bước tiến ngoạn mục . Các linh mục giảng trong các thánh lễ ngày càng ít nói đến Do Thái như trước đây mấy chục năm . Đó là các thay đổi rất ngoạn mục , người không theo Thiên Chúa Giáo hoặc tŕnh độ thấp ít nhận thấy các thay đổi như vậy . Mấy chục năm trước (trước năm 1950) tôi vừa đi nhà thờ vừa đến chùa nên bị coi là đạo rối , nay người Thiên Chúa Giáo có thể tham dự kinh kệ tại các chùa mà chả có vấn đề ǵ về đức tin cả .

 

Trong t́nh h́nh hiện nay của thế giới Toàn Cầu Hóa , nhân loại ngày càng hợp nhất , th́ Giáo Hội La Mă chắc chắn cũng phải chuẩn bị cho vai tṛ của Giáo Hội trong tương lai . Sự khác biệt về dân trí , nguồn gốc chủng tộc , văn hóa tại các vùng khác nhau mà Thiên Chúa Giáo có mặt sẽ là các vấn đề căn bản mà Giáo Hội phải tính tới . Trong điều kiện thế giới hiện nay , vai tṛ của các Giáo Hội Địa Phương có thể được rộng quyền giải thích đức tin hơn so với trước đây . Phải chăng điều đó báo hiệu bằng sự việc Ṭa Thánh La Mă sẽ có các thay đổi lớn trong tưong lai , bao xa ta chưa thể biết được . Nếu sự thay đổi như vậy sảy ra , có lẽ cũng qua nhiều bước rất kín đáo , sẽ làm thay đổi sâu rộng đối với các tôn giáo khác . Trước mắt là Ṭa Thánh đang t́m cách dung ḥa với Chính Thống Giáo Phương Đông cũng như Anh Giáo .

 

Với Hồi Giáo c̣n phải chờ thời gian khá lâu sau này v́ Hồi Giáo không lănh đạo thống nhất , Hồi Giáo vẫn là Hồi Giáo Sứ Quân , nên thời gian trăm năm cũng là thường t́nh . Điều quan trọng nhất chính ở chỗ , thế giới Hồi Giáo vẫn kiên quyết chống lại Phương Tây , nhất quyết không chịu dung ḥa , cho dù Phương Tây đă thay đổi sâu rộng về mọi mặt để chuẩn bị cho một thế giới mới , thế giới của sự ḥa giải thật sự giữa loài người với nhau . Cần thẳng thắn đánh giá là , hầu hết các quốc gia Hồi Giáo đều là các quốc gia thất bại ở mức độ khác nhau . Như Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn , cao trào cải cách được phát khởi bởi Mustafa Kemal hồi đầu thế kỷ 20 , đă gần 100 năm , và là quốc gia hồi Giáo gần với phương Tây nhất là thành viên của NATO , nhưng ngày nay vẫn là quốc gia rất mong manh dễ bị đổ vỡ bởi các cao trào Hồi Giáo cực đoan . Mustafa Kemal và những người theo ông đủ trí tuệ để độc lập chọn lựa hướng đi cho Thổ Nhĩ Kỳ mà c̣n mong manh như vậy th́ các quốc gia Hồi Giáo khác sẽ ra sao .

 

Sự chọn lựa này càng xác định là văn minh không thể di chuyển từ tây sang đông trực tiếp mà thành công được , v́ nguồn gốc mọi tôn giáo cũng như văn minh đều xuất phát từ vùng Viễn Đông Bách Việt . Cho nên , nếu muốn b́nh định thế giới này về một mối , bước quan trong nhất phải khởi đầu từ vùng linh địa Đông Dương , hiện được coi là chân truyền của văn minh tiên khởi của nhân loại này , văn minh này . Sự chọn lựa VN của Ṭa Thánh La Mă mà không thèm đếm xỉa đến vai tṛ của Tầu trong vùng có thể là dấu báo cho hướng đi đó . Nếu nhận định này là đúng th́ , quả thực các vị Hồng Y ở Ṭa Thánh đúng là những bậc thầy về khoa văn minh nhân loại . Phương Tây không thể trực tiếp thuyết phục Hồi Giáo được , chính Bách Việt sẽ là những người thuyết phục tốt nhất đối với thế giới Hồi Giáo nói chung sau này . Phương Tây vẫn cần tiếp tục xử dụng các lợi thế sức mạnh của họ để đẩy thế giới Hồi Giáo vào t́nh huống phải chấp nhận sự ḥa giải đến từ phía Đông như lịch sử nhân loại đă để lại .

 

Hoa Lục là vấn đề lớn khác , Mao cũng như Đảng CS Trung Hoa có thể đạt được sức mạnh vật chất nhờ sự trợ giúp của phương Tây . Nhưng sức mạnh ấy chỉ rất tạm thời và đầy mong manh khi các giá trị của xă hội Trung Hoa cũ – cái giá tri đă xử dụng mọi công cụ văn hóa để xâm thực lân bang , cướp bóc văn minh Bách Việt để biến thành của ḿnh – bị phá hủy toàn diện về mọi măt . Người Tầu tại Hoa Lục nay sống như những kẻ hoàn toàn vô đạo đức , cả một xă hội bị băng hoại , thiếu thốn niềm tin vào giá trị làm người ( như ăn thịt thai nhi , thậm chí giết trinh nữ để ăn thịt như đă thấy xuất hiện trên một vài Web site là thấy rơ ) . Như vậy thực tế Mao tự ḿnh phá hủy mọi nền tảng của xă hội Hán , nên hoàn toàn không thể khôi phục lại được nữa . Việc Trung Hoa xâm lăng các nước khác dù dưới bất cứ h́nh thức nào , hoàn toàn không báo hiệu thành công trong đường dài . Xă hội ấy nay tự ḿnh không thể chuyển ḿnh để trở lại với giá trị của xă hội Hán chuyên xâm lăng như trước kia được nữa , càng không thể tự ḿnh khôi phục lại giá trị căn bản làm người được nữa . Xă hội ấy vẫn phải nhờ đến một trào lưu văn hóa từ bên ngoài ập tới để cứu vớt Hán Tộc ra khỏi vũng lầy mà Hán  - thông qua Mao và Đảng CS Tầu - đă tự đào hố chôn chặt điều mà thế giới gọi là văn minh Trung Hoa . Kế sách trong đường dài này quả thâm sâu , như chưa từng sảy ra đối với lịch sử nhân loại từ cổ chí kim .

 

Ta hoàn toàn có quyền dự kiến là :  sẽ có một đợt sóng rất lớn người Hoa chuyển sang Thiên Chúa Giáo khi chế độ CS Tầu hiện nay bị phân ră . Đơn giản v́ CS Tầu đă tàn phá tận cội rễ của xă hội Tầu rồi , Khổng , Lăo hay Phật đều đă bị CS Tầu truy diệt nặng nề trong hơn 60 năm qua . Xă hội ấy hiện nay chính là xă hội không có tôn giáo . Dĩ nhiên Phật Giáo sẽ hồi sinh tại Tầu sau này , nhưng trên căn bản khác , v́ thực tế Phật Giáo Đại Thừa bị khủng hoảng nghiêm trọng nên cơ may hồi phục phải tính cả trăm năm . Bắc Kinh đă nh́n thấy hiểm họa ấy khi cố khôi phục lại Khổng Học , nhưng Bắc Kinh không thể đưa ra các khái niệm về xă hội Trung Hoa mới như thế vào trong thế giới toàn cầu hóa như hiện nay . Cho nên nỗ lực khôi phục lại Khổng Học trở thành vô nghĩa .

 

Sự tan ră của văn minh cũng như chủng tộc Hán trở nên quá rơ ràng về phương diện văn minh học . Phương Tây cứ tĩnh tọa ngồi chờ , chẳng vọng động , lại c̣n dung mọi nỗ lực thúc đẩy Bắc Kinh ngày càng rời xa các giá trị của xă hội cũ của ḿnh , tiếp tục xử dụng vũ khí vật chất để phá hủy nền tảng tinh thần , văn hóa của xă hội Hán . Như thế thực tế định hướng của văn minh tinh thần của Viễn Đông nay nằm trong tay của VN với sự đóng góp của nhiều người Việt thuộc nhiều trường phái khác nhau như : một số tu sỹ Thiên Chúa Giáo tại Rome cũng như trong nước , cụ thể như Linh Mục Lương Kim Định ; học thuyết Duy Dân Nhân Chủ do Cụ Lư Đông A đề ra là bước tiến quan trọng nhất thời cận đại  Hăy coi con người là trung tâm mà luận th́ các mâu thuẫn tôn giáo mới từng bước triệt tiêu được . Cũng chỉ người Việt v́ thấm nhuần đạo sống Việt trên căn bản thuận thiên với các khám phá khoa học tinh thần cao độ (như Hà Đồ Lạc Thư , Âm Dương , Tam Tài , Ngũ Hành) , khác hẳn với mọi tôn giáo khác được phát kiến sau Bách Việt . Cho nên cũng chỉ VN mới dám nói đến Nhân Chủ Học Thuyết mà thôi , mới đủ tư cách nói đến Duy Dân Biện Chứng mà thôi .

 

Khi Hội Kín đem các nguyên tắc mà chúa Jesus đề ra vào Hiến Pháp của Mỹ để biến nước Mỹ thành quốc gia Hội Kín đầu tiên trên thế giới này , với mục đích đem lại lẽ công chính cho con người . Điều đó hoàn toàn đúng . Nhưng đối với các tôn giáo khác , việc đem các giá trị của Thiên Chúa Giáo - dù rất đúng và phù hợp với mục tiêu của các tôn giáo khác - nhưng lại đụng ngay đến tập quán niềm tin địa phương , nên tạo ra t́nh trạng mà Giáo Sư Huntington gọi là xung đột văn hóa (Culture Shock) . Thông điệp Ḥa Giải mà Ṭa Thánh không ngớt chuyển ra vẫn bị nh́n với đầy nghi kỵ . Như bao đời nay , chỉ dụng nhu không thôi hay cương không thôi cũng thất bại đối với loài người , cần phối hợp cả hai như âm với dương , như Vishnu với Siva mới khả dĩ đem lại thành quả tối hậu được . Như thế , cuối cùng rồi th́ loài người cũng sẽ tổng hợp các tôn giáo lại thôi : “ Đó là Đạo Nhân mà Tổ Phụ Bách Việt luôn chủ trương từ thời thái cổ đến giờ “

 

CUỘC KHỦNG HOẢNG TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA .

 

Không thiếu người Việt theo Thiên Chúa Giáo nói : nước ta không có tôn giáo . Họ đă nhầm lẫn rất lớn , tổ phụ ta phát kiến ra Đạo “ tự nhiên như nhiên “ , coi con người với tự nhiên kết hợp thành một khối thuần nhất . Con người cần sống hợp với tự nhiên luôn thay đổi theo quy luật khách quan mở rộng đến đâu cũng được , thu hẹp bao nhiêu cũng xong . Quy luật sinh diệt ấy khởi đầu từ cặp Âm Dương kết hợp mà h́nh thành muôn loài , diễn biến không bao giờ ngưng nghỉ , trên căn bản một cá nhân , một cộng đồng , một quốc gia hay cả vũ trụ cũng đều vận hành theo cùng một nguyên tắc ấy . Cặp Âm Dương ấy xuất phát từ đâu  , không ai biết . Đó là căn bản của Dịch Lư mà Hán bảo rằng do Phục Hy t́m ra vào thời kỳ 2800 BC tức là trước khi Ai Cập xây dựng kim tự tháp đến mấy trăm năm . Nhưng Phục Hy là ai ? Bách Việt hay Hán . Hay Phục Hy cũng giống như Khổng Khâu sau này cũng chỉ là người học được một phần tinh hoa của văn minh Thuần Việt để tự nhận là chủ của Dịch Lư .

 

Dịch Lư không thôi chưa đủ , c̣n Hà Đồ Lạc Thư , c̣n Thiên Đồ th́ Hán chỉ biết Tiên Thiên Đồ và Hậu Thiên Đồ mà thôi , Trung Thiên Đồ là phần nói về người th́ Hán mù tịt . Thế c̣n khái niệm về Tam Tài (thiên , địa , nhân) , về Ngũ Hành (kim , mộc , thủy , hỏa , thổ) th́ sao ? Nếu Hán am tường th́ họ đâu chỉ biết xem tử b́nh mà lại không hiểu về tử vi . Vả lại xă hội Hán hoàn toàn thiếu nhất quán về khái niệm âm dương trong cuộc sống so với xă hội Việt , như về ngôn ngữ , ẩm thực ta luôn theo âm dương . Ta không xây dựng các công tŕnh lớn mang tính phá hoại tự nhiên, điều này hoàn toàn trái ngược lại với Hán . Xă hội ta bảo thủ hơn xă hội Hán trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa cổ , điều đó cho thấy , ta thấm nhuần văn minh Thuần Việt hơn hẳn xă hội Hán ; v́ văn minh đến sau do sự tiếp thu văn minh trước luôn tỏ ra phóng khoáng hơn văn minh trước , như Hy Lạp , La Mă với Âu Châu cũng như nước Mỹ là thấy rơ . Như vậy Đạo Học Bách Việt chính do ta làm chủ , Hán chỉ là kẻ cắp để biến thành của ḿnh mà thôi . Dù vậy ta cũng cần thẳng thắn nh́n nhận phần đóng góp của Hán trong việc phát triển văn minh Thuần Việt thông qua các thời kỳ : Thuần Việt , Việt Hán , Hán Việt để đến Hán . Thời hiện đại đánh dấu đại chu kỳ mới : “ trở về với Thuần Việt Hiện Đại “ chính là sự kết hợp giữa văn minh Thuần Việt với văn minh Phương Tây . Điều này cũng phù hợp với văn minh Maya tại Trung Mỹ , khi họ nói về Chilam Balam kéo dài 5125 năm , chấm dứt vào ngày 21-12-2009 .

 

Văn minh Thuần Việt đă được Lăo Tử tŕnh bày trong Đạo Đức Kinh với tất cả sự cao siêu của Đạo Học , nhưng v́ người thường không lĩnh hội được cái lẽ uyên nguyên ấy nên dễ bị lạm dụng để biến thành mê tín dị đoan như thầy cúng chẳng hạn . Nhưng thờ cúng chính là thờ người đă khuất , cũng với hy vọng tái sinh sau này . Cho nên khi Đức Phật giảng về luân Hồi , cũng không đi ra ngoài khái niệm đó . Tôn Giáo h́nh thành sau Đạo Học rất lâu đến mấy ngàn năm ; khi con người tiến bộ hơn lên trong giết chóc gây ra lầm than cho kiếp người , tôn giáo h́nh thành để cứu độ chúng sinh ; để chúng sinh biết lấy cái tịnh , cái thiện mà kềm chế cái ác . Nhưng dù tôn giáo nào th́ cái gốc vẫn là Đạo , vẫn bàng bạc chi phối tín lư của mọi tôn giáo . Đạo dễ dàng chấp nhận mọi tôn giáo , chấp nhận mọi thay đổi theo quy luật tự nhiên , mọi văn minh mà không để lại các phản ứng ngược . Việc này được chứng minh cụ thể qua lịch sử nước ta từ thời bị Hán đô hộ đến nay .

 

Nếu tinh thần Đạo Học không vững trăi , ta không thể chịu đựng được làn sóng xâm lăng từ quân sự , văn hóa , tôn giáo của Hán suốt mấy ngàn năm qua . Ta cũng không thể mau chóng chuyển ngay sang chữ Quốc Ngữ như ngày nay ; rất nhiều dân tộc vẫn muốn chuyển hóa chữ viết như ta mà họ không làm được . Tại v́ ta sống trong bối cảnh ấy nên coi thường những giá trị văn hóa thực của ta , cứ đi t́m những Khổng Tử để tôn xưng là thánh . Dù vậy ta vẫn nên t́m hiểu thêm về Tam Giáo , vốn đă ảnh hưởng đến xă hội ta từ cổ đại đến nay .

 

Câu hỏi quan trọng nhất cần nêu ra là : Tại sao lại gọi là Khổng Giáo hay Đạo Khổng ? Trước hết từ ngữ Khổng Giáo có thể chỉ xuất hiện khoảng trăm năm trở lại đây mà thôi khi Thiên Chúa Giáo du nhập vào nước ta , trước đó tên gọi là Đạo Khổng . Bản thân từ ngữ Đạo Khổng đă muốn nhấn mạnh đến căn gốc Đạo Học Bách Việt , mà Khổng dựa vào đó để đề cao cái khác là : tính chính danh của vua người Hán lănh sứ mệnh cai quản các dân tộc xung quanh mà Hán đă xâm chiếm và cố Hán Hóa . Dùng chữ Đạo ở đây , rơ ràng là Khổng muốn yên dân Bách Việt chiếm đa số tại lục địa , như một kiểu cấy sinh tử phù vào ḍng Bách Việt để hóa giải các làn sóng chống đối quyền cai trị của người Hán của ḍng Bách Việt Hoa Nam . Cho nên Khổng tuyên bố : “ ông không làm ǵ mới cả , chỉ sao chép lại mà thôi “ . Như thế , từ Phục Hy , Hoàng Đế đến Hạ , Thương , Chu đều ăn cắp của Bách Việt cả , hoặc cố biến đổi một cách loang lổ văn minh Bách Việt thành văn minh Hán . Việc này đă được các học giả Phương Tây nh́n thấu trong thời cận đại .

 

Khi ta nh́n nhận Khổng học là Đạo , th́ ta lẫn lộn giữa Đạo thực của tổ tiên ta để lại bí truyền với Đạo do Khổng Khâu cố t́nh gài vào nước ta như công cụ xâm lăng về mặt tinh thần . Tổ tiên ta cũng bền sức dẻo giai chống đỡ , nhưng đến đời nhà Nguyễn th́ nhà Nguyễn đă ngả hẳn về Tống Nho trong buổi suy tàn của nhà Thanh trước vũ khí của Phương Tây . Các vua nhà Nguyễn đáng trách là vậy , cái chết của Hoàng Tử Cảnh không thể đi ra ngoài âm mưu của nhóm Minh Hương cũng như nhà Thanh bên Tầu thông qua các quan lại bảo thủ tại Huế cũng như tại Miền Nam . Sỹ phu Miền Bắc bị gạt ra ngoài triều chính đời Nguyễn không đơn giản chỉ v́ hoài Lê (như Bà Huyện Thanh Quan chẳng hạn) mà c̣n thể hiện các mưu kế do nhóm Minh Hương dàn dựng thông qua những quan lại như Lê Văn Duyệt , cũng như các Thượng Thư tại Huế .

 

Xin lưu ư , suốt thời nhà Nguyễn Gia Long , mọi quyền lợi kinh tế đều nằm trong tay nhóm Minh Hương này . Tham nhũng khủng khiếp trên cả nước được các cố đạo phương Tây ghi lại khá chi tiết  trong các tài liệu của họ . Nếu để Hoàng Tử Cảnh lên thay Gia Long th́ cả nước sẽ phương Tây hóa mau chóng , có thể các ông Bùi Viện , Nguyễn Trường Tộ có một vị trí đứng . Nhà Thanh vốn biết , sỹ phu đất Bắc rất quyết liệt chống Tầu , khi nhà Nguyễn Gia Long gạt sỹ phu đất Bắc ra một bên th́ tuyến pḥng thủ phía Bắc nước ta coi như bị bể . Rất ít sử gia VN thấy được điều này .

 

Hai khía cạnh cần được nêu ra ở đây , khía cạnh Đạo Học do Khổng Tử đưa vào học thuyết của ông tuy không hoàn chỉnh , nhưng được ta chấp nhận . Khía cạnh thứ hai là lư thuyết xâm lăng tinh thần của Hán nhắm vào lân bang cũng rất rơ ràng ; nhưng ta dường như không coi đó là điều quan trọng , nên cứ mặc nhiên nh́n nhận Khổng Học như một tôn giáo chính của nước ta . Mọi tổ chức chính quyền , cách thức điều hành xă hội cứ y như thế mà bắt chước Tầu . Cái ǵ cũng Tầu là nhất , làm ǵ cũng phải ngó xem Tầu làm sao để bắt chước , cứ y như ta là Tầu vậy . Đó là một sai lầm rộng lớn mà các triều đại đi trước đă phạm phải ; cho nên ta không chịu học hỏi người khác , ngay cả khi được chứng nghiệm cụ thể trong thực tế , như chiến hạm bằng sắt , đại bác của phương Tây chẳng hạn . Về phương diện vật chất , ta không dám chấp nhận thực tế ; th́ về phương diện tinh thần , ta c̣n khó thay đổi hơn rất nhiều .

 

Đối với Lăo , Trang Tử liên quan đến Đạo Đức Kinh lại quá cao siêu , người thực hiểu được rất hiếm hoi , nên dễ đi vào lẽ huyền hoặc , mê tín dị đoan . Cả một xă hội lâm vào khoảng trống tinh thần nguy hiểm . Ta không thể mở rộng các khái niệm như vậy được ; ngay cả khi ta thực ḷng muốn như vậy , v́ sợ Tầu xâm lăng phá hoại cướp bóc hết (như thuốc súng với Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn An với Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh chẳng hạn ) . Sỹ phu ta đi vào hoạt động kín đáo , không hoạt động công khai  . Vả lại triều đ́nh luôn coi chống lại nhà vua là chống lại trời đất cơ mà ; nên thường mỗi khi một triều đại suy yếu , kẻ thù phía Bắc xâm lăng th́ anh hùng hào kiệt mới nổi lên thống nhất sơn hà về một mối . Như vậy về căn bản xă hội , hầu như ta cũng như Tầu không bao giờ tự canh cải về mặt xă hội cũng như các hiểu biết về khách quan . Ta với Tầu , hoặc nói chung cả Á Châu chết từ từ v́ học thuyết của Khổng Tử . Lăo Tử nặng về triết học , đạo học quá cao siêu nên không thể bị quy kết trách nhiệm về sự chậm tiến của Á Châu được .

 

Phật Giáo đi vào nước ta qua ngả Tầu , có ǵ bảo đảm rằng Tầu không xử dụng Phật Giáo như phương tiện củng cố đà xâm lăng của Tầu hay không ? Không hề mảy may có chứng cớ nào để chứng minh rằng Tầu không làm điều tệ hại đó cả , cứ xem Thủy Hử th́ đủ biết . Tầu cứ đem giáo điều nhà Phật vào nước ta để dân ta quen với giáo điều bất bạo động là Tầu thành công rồi . Cũng may là , trước thời nhà Hậu Lê (Lê Lợi) , tuy ta trọng cả Tam Giáo nhưng cốt lơi vẫn là Đạo Học Bách Việt , dựa trên căn bản Mật Tông theo cách của ta chứ không phải là Thiền Tông kiểu Tây Tạng , mặc dù Mật Tông với Thiền Tông gần như giống nhau trong cách tu luyện . Nhưng trước đời Hậu Lê , Mật Tông vẫn mang tính động nhiều hơn so với Thiền Tông Tây Tạng . Thiền Phái Trúc Lâm chứng tỏ điều đó , các vua quan chỉ khi về già mới tu Phật , các chùa đều xây dựng và lấy tên bộ Mễ như chùa Đậu , chùa Gạo …, Thiền Sư của ta vượt trội mọi tông phái khác khi kiết già mà cơ thể vẫn không bị thối rữa theo luật tự nhiên . Đến đời Nhà Nguyễn Gia Long chuyển hẳn sang Tống Nho , vốn được coi như phương cách tập trung quyền lực tối đa vào nhà vua ở Huế . Mật Tông của ta bắt đầu suy yếu từ đó .

 

Thiên Chúa Giáo đi vào nước ta song song với sự xuất hiện của các con buôn Âu Châu cùng các cố đạo Y Pha Nho (Bồ Đào Nha) ; cả hai đều có quyền lợi chung , nên sự hợp tác giữa họ với nhau là tất yếu . Triều đ́nh không hề cho nghiên cứu xem phương Tây hay dở thế nào để ứng xử cho đúng với t́nh thế mới , với sự xuất hiện của sức mạnh kỹ thuật của Phương Tây đang xâm lăng toàn Á Châu . Dĩ nhiên các con buôn và các cố đạo có đại bác đi kèm để gây sức ép bắt Á Châu phải chọn giải pháp mở cửa thông thương . Nhà cầm quyền cấm đạo là lẽ tự nhiên như Nhật , Tầu đă làm như thế . Những người theo đạo Chúa trong giai đoạn đầu trước khi Pháp chánh thức xâm lăng nước ta vào giữa thế kỷ 19 không đơn giản là những người phản lại tổ tiên ḍng tộc , họ c̣n là những người muốn xử dụng hiểu biết khoa học của Phương Tây trong việc canh cải đất nước . Thực tế họ cũng chỉ mở đầu cho những việc mà Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ sẽ làm sau đó mà thôi . Dù vậy , các cố đạo Y Pha nho đă làm quá , bất chấp tập quán địa phương như cấm thờ tổ tiên , v́ chỉ có một chúa Jesus duy nhất mà thôi , các cố đạo cũng xúi dục nổi lọan chống lại triều đ́nh . Dấu ấn đen tối này rất khó quên đối với người Việt vẫn c̣n đắm ch́m trong suy nghĩ cũ .

 

Nhưng các nhà Truyền Giáo Phương Tây , như Giám Mục Bá Đa Lộc chẳng hạn , là những người đă đóng góp công sức vào việc h́nh thành chữ quốc ngữ , nên được coi là công tŕnh văn hóa tuyệt mỹ trên thế giới này vậy . Điều này cho thấy tầm quan trọng của chữ Việt cổ trong mối quan hệ với tiền thân của mẫu tự Latinh theo cách nào đó mà ta chưa thể khám phá ra được . Điều lạ nhất là tỷ lệ người Việt theo Thiên Chúa Giáo lại cao hơn các nước khác trong vùng trừ Phi Luật Tân , điều lạ khác nữa là cộng đồng người Việt theo Thiên Chúa Giáo La Mă lại đóng góp nhiều thành quả cho việc canh tân hóa đất nước , cũng như xuất hiện ở mức độ đáng kinh ngạc tai Roma . Giáo Hội Rome chọn VN để tập trung nỗ lực thực hiện sứ mệnh Ḥa Giải quả rất đúng . Thiên Chúa Giáo tại VN đă thay đổi rất nhiều tại nước ta trong thời gian 60 năm qua . Mặc dù trong chiến tranh lạnh , một số giáo sỹ cũng đă lạm dụng quyền lực quá đáng khi quyết liệt chống Cộng Sản như Đức Cha Lê Hữu Từ , Lm Hoàng Quỳnh chẳng hạn , một số khác vi phạm đạo đức của tu sỹ . Đó là các vết nhơ , nhưng nh́n chung , dù bị CS bức hại , Thiên Chúa Giáo VN vẫn vững trăi  trước các phong ba băo táp do thời thế gây ra .

 

Phàm một học thuyết đi vào một nước , tạo ảnh hưởng đối với khối dân số nào đó th́ học thuyết ấy cần được đánh giá qua lăng kính an ninh quốc gia , chứ không thể cứ đơn giản chấp nhận dễ dàng mà không xem xét đến ảnh hưởng trên mọi khía cạnh của đời sống toàn dân . Mọi tôn giáo đi vào nước ta cần được xem xét qua lăng kính ấy . Điều này có thể không phù hợp đối với những người coi tôn giáo ḿnh theo là duy nhất đúng . Thực ra chẳng có tôn giáo nào vĩnh viễn đúng cả , mỗi tôn giáo chỉ nói lên một khía cạnh nào đó của cuộc sống đầy phức tạp này mà thôi . Quan trọng chính là tôn giáo cũng chỉ là vỏ bọc nên nhất thiết cần thay đổi khi điều kiện khách quan đổi thay , gốc vẫn là con người , tức là Đạo Học . Nắm vững Đạo Học , ta chấp nhận mọi tôn giáo một cách hài ḥa .

 

Phần tŕnh bày trên chỉ mới là tổng quát , t́m hiểu thực tế mới thực sự cần thiết vào giai đoạn này ; cho dù việc đó có làm mích ḷng nhiều người đi nữa , ta vẫn phải thẳng thắn chấp nhận . V́ đó là vấn đề chẳng ai dám nói thẳng ra , cứ giữ im trong ḷng để rồi cứ hành động sai theo ư nghĩ chủ quan của ḿnh .

 

NHỮNG ĐỔI THAY TRONG L̉NG XĂ HỘI NƯỚC TA  VỀ TÔN GIÁO .

 

Quan sát sinh hoạt nông thôn tại Miền Bắc sau năm 1945 cho ta một cơ hội để so sánh xă hội cũ c̣n sót lại với hướng mới mà ta chưa định h́nh được cụ thể rơ ràng . Xă hội cũ nghiệt ngă đến mức độ đối với những người suy nghĩ theo cách ngày nay không thể nào tưởng tượng được . Thí dụ nếu con gái không chồng mà có thai , không khai báo ai là chủ của bào thai ấy , người con gái ấy bị phép làng trừng phạt kinh khủng : như gọt đầu bôi vôi , bị đuổi ra khỏi làng sống nơi tha ma nghĩa địa . Những tục lệ cúng bái cũng rất chi ly ; như khi viếng người chết người đến viếng phải lậy hai lậy nếu chưa đưa tang , phải lậy bốn lậy trên bài vị nếu đến trễ , hai lậy thêm là để tạ tội trễ . Thầy cúng và nhà sư tu tŕ theo Phật Giáo khác nhau , thầy cúng là biểu tượng của Lăo Giáo được ứng dụng trong dân gian . Việc đào tạo tăng sỹ Phật Giáo theo lối một GURU truyền dạy cho một đệ tử về cả hai phần Mật Tông và Phật Pháp .

 

Đó là hệ thống xă hội nông nghiệp tiêu biểu c̣n sót lại . Tại thành thị có lẽ cũng không thay đổi nhiều . Khổng Giáo được thi hành thông qua quan cai trị với triều đ́nh cũng như những người có học các sách vở do Khổng Tử và các đệ tử viết ra . Khởi đầu với Tam Tự Kinh tức là kinh ba chữ như : “ nhân chi sơ , tính bản thiện …” chủ yếu nêu lên một số nguyên tắc cùng với các lời khuyên bảo , sau đó mở rộng đến Y , Lư , Số . Người làm quan hay người có học nhiều ít am hiểu các khoa này , để vận dụng vào việc xă thôn như dạy học tṛ , bốc thuốc , xem quẻ dịch . Như thế Tam Giáo cùng tồn tại song hành , nhưng mỗi tôn giáo có phương vị riêng để hoạt động , không dẵm chân lên nhau . Người Dân chủ yếu theo đạo thờ cúng tổ tiên , chùa là nơi nương tựa lúc tuổi già đến để kinh kệ chờ ngày quy tiên . Xă hội ấy , ai cũng có quyền nói ḿnh là người theo Phật Giáo , nhưng lại không ai quy y để có Pháp Danh . Quy y là phát thệ cái tâm tu theo Phật , việc này chỉ các tăng sỹ Phật Giáo mới có mà thôi . Khác với Thiên Chúa Giáo , mỗi người khi rửa tội có một tên thánh được coi như thần hộ mạng cho cá nhân đó ; khi đặt tên thánh cho ai đó th́ cha mẹ cũng đặt niềm hy vọng rằng đứa con của họ có một tương lai như thánh bổn mạng của cá nhân đó .

 

Về lư mà nói : không thể nói đa số người Việt hay người Tầu theo Phật Giáo được , v́ họ không quy y để có pháp danh . Nhưng tinh thần cả ba tôn giáo quyện vào trong đời sống người Việt đến một mức độ khó tách rời để phân biệt ngọn nguồn được . Điều quan trọng nhất đứng về mặt xă hội là Tam Giáo không sẵn sàng cho các thay đổi để thúc đẩy xă hội tiến lên , khi tam giáo thực tế biến thành tập quán không thể thay đổi được . Như thế , xă hội bị kềm hăm đến mức tối đa , cá nhân không có lối thoát cho các uẩn ức tâm hồn , có sáng kiến mà chẳng dám nói , lúc nào cũng sợ , sợ sệt dẫn đến mặc cảm tự ty , sống trong đầy đọa mà vẫn cứ tưởng rằng hạnh phúc . Khi đại bác phương tây đến bắn phá nhưng vẫn không dám thay đổi cách nghĩ cách làm . Trật tự xă hội cũ , niềm tin tôn giáo cũ bị lay chuyển tận cội rễ từ khi văn minh Phương Tây đến Á Châu .

 

Không thể trách Phương Tây được v́ văn minh phương Tây chủ về ĐỘNG , trong khi văn minh phương Đông chủ về TĨNH . Động mới tiến được , nhưng động quá sẽ dẫn đến t́nh trạng nổ tung . Tĩnh không tạo được tiến bộ , tĩnh quá cũng dẫn đến suy thoái , v́ cuộc sống là DỊCH mà . Sự kết hợp Tam Giáo như vậy tạo ra một cấu trúc xă hội mặc nhiên chấp nhận cho ḍng đời cứ tự nhiên như nhiên , con người không dám nắm lấy sinh mệnh của ḿnh . Xă hội ấy sống trong ṿng luẩn quẩn , trong khi dân số ngày càng tăng , nhu cầu ngày càng lớn , thiên nhiên bị phá hoại bất chấp các hệ lụy khủng khiếp sẽ sảy đến trong tương lai . Văn minh phương Tây đến Á Châu không phải là điều quá tồi tệ như nhiều người vẫn nghĩ .

 

TAM GIÁO BỊ KHỦNG HOẢNG . TỔNG QUAN .

 

Những ǵ quan sát thấy trong vài năm cuối cùng của xă hội cũ chưa đủ yếu tố để luận bàn về thời kỳ hàng thế kỷ trước đó , nhưng chắc chắn khủng hoảng niềm tin như vậy là một thực tế đă không được ghi nhận đầy đủ v́ các sỹ phu ta vẫn quyết không chấp nhận văn minh phương Tây , quyết không t́m hiểu đến nơi đến chốn để truyền lại cho các thế hệ sau một tầm nh́n chính xác hơn . Xă hội cổ ấy không hề h́nh thành bất cứ mối liên lạc nào đủ sâu rộng để các sỹ phu trao đổi các suy nghĩ của ḿnh về hiện t́nh đất nước cũng như thế giới . Chỉ là các mối liên hệ cá nhân với cá nhân , lấy thơ phú vịnh trăng , gió làm chính , văn sách là bộ môn quan trọng nhất hầu như bị bỏ quên hoàn toàn . Trong suốt đời nhà Nguyễn hầu như chỉ có thơ phú mà thôi , nước mất đâu có ǵ lạ . Đó là sự thất bại rất nghiêm trọng của cả hệ thống xă hội phương Đông , càng chịu nhiều ảnh hưởng của Tầu càng thất bại lớn hơn , xă hội càng khủng hoảng nghiêm trọng hơn .

 

Khi cái học nhà Nho đă hỏng rồi , chữ quốc ngữ ngày càng được nhân dân chấp nhận , song song với việc h́nh thành chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương . Tam Giáo đi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử của ḿnh .

 

Mặc dù xă hội cũ ít bị thực dân Pháp trực tiếp can thiệp , nhưng hệ thống xă hội cũ bị đổ vỡ tan hoang , khi giới tây học ngày càng tăng ; vị trí của các sư , các nhà nho ngày càng mất chỗ đứng đă từng được trọng vọng trong quá khứ . Khổng và Lăo thực tế biến mất kể từ sau năm 1954 khi chế dộ CS nắm quyền ở Miền Bắc , ở Miền Nam th́ chiến tranh triền miên đă tác động mạnh mẽ đến hai tôn giáo này , để chỉ c̣n Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo mà thôi ( Đạo Cao Đài và Ḥa Hảo sẽ bàn thêm sau này) .

 

 Thờ cúng tổ tiên là niềm tin không thể bỏ được , bất cứ dân tộc nào bỏ cách thức vinh danh này như một h́nh thức nhớ về cội nguồn của ḿnh sẽ từ từ dẫn đến chỗ  mất một phần lịch sử . Nhưng cách thức thờ cúng tổ tiên ở phương Đông và Phương Tây khác nhau . Lịch sử ḍng tộc ở phương Tây được nhiều gia đ́nh có truyền thống bảo lưu rất kỹ lưỡng đến cả ngàn năm , họ rất hănh diện về ḍng tộc của ḿnh . Đối với những người có công đóng góp cho đất nước , họ cho xây dựng các đài tưởng niệm đầy ư nghĩa và rất hoành tráng để ghi ơn đức . Như thế đừng nói rằng Phương Tây họ không thờ cúng tổ tiên của họ . Ở Phương Đông , thờ cúng tổ tiên là giỗ kỵ , trở thành nghi thức mang tính Đạo Học . Nhiều ḍng họ VN vẫn giữ gia phả cũng cả ngàn năm , đó là điều ta cần bảo lưu và phát triển măi măi sau này .

 

Nhưng nếu chỉ lấy việc thờ cúng tổ tiên hoặc cách thức cai trị như Khổng Giáo là tôn giáo chính của quốc gia th́ , xă hội ấy không thể chịu đựng được khi tôn giáo dựa vào thần quyền xuất hiện . Việc này được minh chứng rất rơ tại Phi Luật Tân với Thiên Chúa Giáo , hoặc Indonesia với Hồi Giáo . Đối với xă hội ta cũng như xă hội Tầu hay Đại Hàn , khi văn minh phương Tây tràn tới th́ Khổng , Lăo đều từng bước suy tàn . Ngay cả Nhật Bản , tuy theo Phật Giáo kết hợp với Thiền Tông cùng Vơ Đạo mà Nhật Hoàng được ví như thánh sống cũng phải đổi thay sao cho thích nghi với chiều hướng mới , đấy là nước Nhật có cả một hệ thống kinh tế vững mạnh đứng hỗ trợ phía sau . Tầu với Ta bị giao động cực mạnh là quá đúng rồi , Đảng CS cả hai nước c̣n thúc đẩy cho sự tan ră ấy tiến nhanh hơn đến mức độ đáng quan ngại , để lại một khoảng trống lớn lao không thể dễ dàng lấp đầy được . Dĩ nhiên lúc này đây là cơ hội cho cả Phật Giáo lẫn Thiên Chúa Giáo nói chung .

 

Đức Phật chủ yếu luận về kiếp kết hợp với Thiền Tông – như việc dùng thần lực để đem đại chúng đến với Phật - để giảng về sắc sắc - không không ; để quán Như Lai ; việc trước chẳng có , việc sau chẳng có , việc hiện tại chẳng dừng ; quán bốn Đại (đất , nước , gió, lửa ) giống như hư không , sáu trần (sắc , thanh , hương , vị ,xúc , pháp) liên hệ đến sáu căn ( mắt , tai , mũi , lưỡi , thân , ư ) , từ bỏ Ba Độc (tham, sân , si ) , chẳng ở ba cơi (đục giới , sắc giới và vô sắc giới ) , tùy phương tiện mà vào ba cửa giải thoát  , Tam Minh bằng với Vô Minh . Chẳng phải không có h́nh tướng , chẳng phải chấp h́nh tướng , chẳng một h́nh tướng , chẳng khác h́nh tướng . Chẳng bờ bên đây , chẳng bờ bên kia , cũng chẳng ở giữa , mà giáo hóa chúng sinh…(trích Thần Lực không thể nghĩ bàn của Cư Sỹ Duy Ma Cật , Toàn Phong dịch) . Mục đích mà Đức Phật muốn giảng cho chúng sinh chính là hăy từ bỏ sân si để được giác ngộ , để tránh khổ đau , để không phải đầu thai , để được vào cơi Niết Bàn .

 

Khái niệm về Niết bàn thực cũng không khác ǵ với khái niệm về thiên đàng nơi đạo Chúa , vốn được coi như phần thưởng cao quư nhất mà chúng sinh cố đạt đến bằng sự sống đạo hạnh của ḿnh . Nhưng đạo chúa mang tính tích cực khi tham gia vào cuộc sống thế nhân hơn Phật Pháp , đồng thời lại được cả một hệ thống Tông Quyền chuyên trách việc giảng giải đức tin theo đà thay đổi của khách quan , nên đă thúc đẩy xă hội Phương Tây mau chóng phát triển là vậy . Với Phật Pháp , cách giải thích như nêu trên mang tính quá mông lung , nên người thường khó lĩnh hội được để ứng dụng vào đời sống theo đà thay đổi của xă hội . Phật Giáo cũng không thể tự ḿnh chuyển hóa kịp đối với các thay đổi của khách quan . Như Phật dạy được Cư Sỹ Duy Ma Cật ghi lại nêu trên th́ các giáo lư nhà Phật quá mông lung , đưa con người xa rời cuộc đấu tranh sinh tồn vốn là bản chất của muôn loài . Mặc dù ta hiểu , điều Phật dạy chúng sinh như lời cảnh báo để chúng sinh tự biết giới hạn sân si để tránh hệ lụy cho bản thân , để giữ cho chúng sinh biết sống đời sống đạo hạnh có ư nghĩa . Nhưng muốn như vậy , giáo lư không thôi thực không đủ ; c̣n cần dẫn chúng sinh vừa biết phát thệ cái tâm Phật , nhưng cũng vừa biết tổ chức xă hội sao cho Tâm Phật ngày càng sáng măi lên , để đời sống ngày càng trở nên ấm no về mặt vật chất cũng như tinh thần trong khi vẫn tránh được tối đa việc gây hại cho các chúng sinh khác kể cả cây cỏ . Một hội nghị về tôn giáo mới đây tổ chức tại Copenhague đă đánh giá Phật Giáo là tôn giáo tốt nhất thế giới , điều đó hoàn toàn đúng về phương diện thuần túy tôn giáo , v́ trong suốt quá tŕnh h́nh thành 2,500 năm nay , Phật Giáo ít gây chết chóc nhất so với các tôn giáo khác .

 

Một tôn giáo tốt về mặt tôn giáo chưa hẳn là tôn giáo có thể giúp cho xă hội loài người tiến lên mà con người vẫn giữ được đạo hạnh . Như thế Đạo cần đi vào đời để giúp cho đời thăng tiến , nhưng Đạo không thể là động lực duy nhất quyết định hướng đi của đời được ; hướng đi ấy do khách quan cùng với sự tác động của con người tạo ra , đạo cần thay đổi để tự ḿnh thích nghi với hướng đi đó . Đạo phục vụ người chứ người không sinh ra để phục vụ Đạo , Đạo hay tôn giáo đi vào chính trị th́ xă hội loạn to . Sau biết bao đau khổ phương Tây mới rút tỉa ra bài học này , để cải biên Thiên Chúa Giáo sao cho đi đồng hành với xă hội . Đó là kinh nghiệm lịch sử ta cần ghi nhớ .

 

Tam Giáo bị khủng hoảng nghiêm trọng trong thời gian gần hai thế kỷ qua là một thực tế , nhưng các sử gia người Việt chưa hề quan tâm , vẫn cứ một mực đề cao Khổng Tử trong khi Khổng Học đang bị vứt bỏ bởi trào lưu tiến hóa . Dựa vào đó để trách cứ Thiên Chúa Giáo là sai , chỉ để lộ mặc cảm . Giáo sỹ có thể làm bậy , nhưng người nghiên cứu về chính trị cần t́m hiểu về tôn giáo đúng như tôn giáo ấy xuất hiện , tồn tại và tác động lên các bước phát triển của các xă hội khác nhau để t́m cách ứng dụng trong điều kiện của đất nước ḿnh sao cho đất nước tiến lên cùng loài người , bất hạnh hay vinh quang cũng cùng với loài người . Thật đáng tiếc , sỹ phu , sử gia , trí thức ta đă quên hẳn vấn đề hệ trọng này .

 

Văn minh phương Tây là văn minh Thiên Chúa Giáo , ai cũng biết điều ấy ; nhưng văn minh thiên chúa giáo ấy do người Âu Châu biết và dám cách tân điều chúa dạy kết hợp với văn minh Hy Lạp mà thành . Tự do, dân chủ , b́nh đẳng được tôn thành các nguyên tắc sống của Phương Tây . Họ cũng đă trải qua biết bao khổ nhục mới được nếm cái giá trị phổ quát ấy . Tôn Giáo cũng như văn minh phương Đông không mấy sẵn sàng cho các cuộc cách mạng về nhận thức như vậy . Thực ra văn minh nào cũng là của nhân loại cả , chỉ có kẻ trước người sau thôi , văn minh đến sau luôn tiến bộ hơn văn minh trước . Ta chấp nhận văn minh Thiên Chúa Giáo dễ dàng , miễn là văn minh ấy nh́n nhận các giá trị của ta . Giao thoa giữa các văn minh là vấn đề thuộc về quy luật , sự tiếp nhận tinh hoa văn minh phương Tây sẽ giúp ta cơ hội để khôi phục lại văn minh Bách Việt cổ đại .

 

Xin hăy mở rộng cái Tâm lớn để nắm bắt lấy cơ hội lớn phía trước , không chấp nhận th́ bánh xe lịch sử cứ quay , chẳng thể ngừng được . Cơ hội ngàn năm qua đi sẽ chẳng thể trở lại . Xin mọi người suy ngẫm .

 

Nhiều người không chấp nhận luận điểm như vậy , v́ vẫn tin ở sự vĩnh viễn tồn tại của tôn giáo . Xin hăy xem lại lời Phật dạy , có cái ǵ măi măi tồn tại hay không ? Xin hăy xem lại Dịch Lư , có cái ǵ không thay đổi hay không ? phàm sự đời , có sinh tất có diệt như luật nhân quả , chẳng thể sai được .  Phật Giáo h́nh thành bên bờ sông Hằng nhằm giải thoát con người khỏi nỗi khổ đau do đà phát triển của con người trên bước đường t́m kiếm cơ hội sống về vật chất , đà phát triển ấy dẫn đễn chỗ con người khám phá ra thuật luyện thép để cải tiến công cụ trong sinh hoạt kinh tế , từ đó dẫn đến chiến tranh dữ dội hơn hẳn so với quá khứ . Như thế Đạo Học là sản phẩm tinh thần của thời đồ đồng , tôn giáo là sản phẩm tinh thần của thời đồ thép , mỗi thời đều đóng góp vào quá tŕnh hợp nhất nhân loại , để đưa xă hội loài người đến chỗ ngày càng hợp nhất hơn . Các bước tiến sau này của mọi tôn giáo , của con người đều đi theo hướng đó . Dĩ nhiên quá tŕnh hợp nhất ấy luôn dẫn đến xung đột về niềm tin , chết chóc nhiều , nhưng thành quả cũng lớn . Ngày nay ta chẳng thể lấy quá khứ ra để trách cứ người xưa , dù chủng tộc hay bất cứ tôn giáo nào . Ta cần nhận thức được quá tŕnh tiến hóa đó để định hướng đi cho dân tộc trong đường dài .

 

Phật Giáo trên bước đường phát triển của ḿnh , h́nh thành hai tông phái : Tiểu Thừa phổ biến theo hành lang Phật Giáo chuyển từ phía Tây Hy mă Lạp Sơn sang bờ phía Đông Hy Mă Lạp Sơn ; Ấn Độ là quê hương của Phật nay chẳng c̣n Phật Giáo nữa v́ các làn sóng chống đối từ Ấn Giáo cũng như Hồi Giáo . Phái Đại Thừa chuyển dịch dọc theo phía bắc của sông Hằng để vào Trung Hoa dọc theo đường dây tơ lụa bởi các tăng sỹ Phật Giáo người Ấn Độ , khi vào Trung Hoa khoảng thế kỷ thứ 4 AD , kết hợp với văn minh Hán mà thành Phật Giáo ĐạiThừa . Thời Tam Quốc (Ngụy , Thục, Ngô) bên Tầu kéo dài từ 213 AD đến 280 AD , chủ yếu sảy ra ở vùng Hoa Trung tức là giữa hai sông Hoàng Hà và Dương Tử (nhà Thục ở vùng Tứ Xuyên ngày nay , nhà Ngô ở vùng duyên hải , nhà Ngụy ở vùng phía bắc Hoàng Hà ) . Chiến tranh trong 67 năm khiến dân t́nh đói khổ , là cơ hội để người Hán dễ dàng chấp nhận Phật Giáo . Mà thực ra th́ ngay cả Khổng học mạnh như vậy tại trung nguyên , kết hợp với đạo thuận thiên của Bách Việt mà Hán du nhập cũng không đủ sức để cưỡng lại với tôn giáo chủ trương bất bạo động như Phật Giáo . Nhưng sự du nhập này đă kết hợp Phật Giáo với Khổng Học cũng như Đạo Học để h́nh thành Phật Giáo Đại Thừa chủ trương biến cải lời Phật dạy thành kinh kệ nhằm giáo huấn quần chúng biết sống ngay lành trong trật tự xă hội được ấn định bởi Khổng Học thông qua nhà cầm quyền .

 

Phật Giáo đến nước ta và phát triển thành tôn giáo lớn ít ra phải vào thế kỷ thứ 6 hoặc thứ 7 dưới thời nhà Đường . (Đường Tăng khi thỉnh kinh Phật bên Ấn Độ , trên đường về bằng đường thủy đến VN trước khi về Tầu ) . Thời kỳ dó Tầu vẫn c̣n đô hộ nước ta , nên Phật Giáo đến nước ta dễ dàng được chấp nhận . Ngay từ thời nhà Hán đến thời nhà Tiền Lê của nước ta , chúng ta cũng không thiếu những Thiền Sư vang danh thiên cổ , đến đời Lư th́ Thiền Sư Vạn Hạnh , đời Trần h́nh thành Thiền Phái Trúc Lâm . Như vậy Mật Tông đă hiện diện trong ḷng dân Việt trước khi Phật Giáo hay Khổng Giáo tràn vào nước ta , Mật Tông cũng lan tràn bên Tầu . Nên các Tăng Sỹ nhà Phật tuy mặc áo nhà Phật nhưng cái tâm chính là Mật Tông , để thế lực đô hộ không thể đàn áp . Có một sự khác biệt khá sâu rộng giữa Phật Giáo bên Tầu với bên ta như bên Tầu th́ chùa h́nh thành trường phái vơ thuật như Thiếu Lâm (cho dù để qua mắt nhà Nguyên đi nữa) , bên ta h́nh thành trường Phái Mật Tông trong chùa chiền . Các tăng sỹ bên ta , thực tế nắm vai tṛ lănh đạo quần chúng mỗi khi có giặc ngoại xâm là vậy ; khi xong việc các tăng sỹ mọi cấp không dự việc triều chính . Như vậy ngày nay mọi nỗ lực muốn biến Phật Giáo thành Quốc Giáo là hoàn toàn sai . Phật Giáo , thậm chí ngay cả Thiên Chúa Giáo bây giờ cũng chỉ bàng bạc th́ mới hay , mới đúng với điều Phật dạy , lời  Chúa dạy .

 

Ta không rơ thực sự th́ Tam Giáo tại Tầu cũng như tại ta bắt đầu suy trầm từ lúc nào , nhưng có thể ngay từ thời nhà Nguyên khi quân Nguyên tràn ngập Trung Đông cũng như Nam Âu , để người Tầu có một cái nh́n mới hơn về thế giới bên ngoài Ấn Độ . Dù vậy cuộc khủng hoảng khởi đầu khi văn minh Phương Tây xuất hiện , ảnh hưởng của phương Tây càng tăng th́ ảnh hưởng của Tam Giáo càng giảm ; khi dân chúng muốn t́m một cơ hội mới với cách nh́n mới so với cách nh́n cũ . Các tăng sỹ cũng bị khủng hoảng không kém , nên sự hiểu biết về giáo lư cứ suy yếu dần . Coup quan trọng nhất chính là sự h́nh thành các chế độ CS trong vùng .

 

Khổng , Lăo suy tàn ai cũng thấy rơ , nhưng Phật Giáo Đại Thừa suy yếu ít ai hay . Mao, Hồ đă hủy hoại mọi tôn giáo , chùa , nhà thờ trở nên hoang tàn . Cái mất về vật chất có thể đo được , nhưng quan trọng nhất chính là cả trật tự cũ bị phá hủy b́nh địa mà không hề xây dựng được cái mới có khả năng thay thế . Về phương diện văn minh , muốn tạo dựng được cái mới nhiều khi phải mất cả thế kỷ với một tầm nh́n thấu về tương lai kết hợp với cả một kế hoạch được điều hướng từ một trung tâm vững mạnh . Nước Hán không có những ǵ cần có để thực hiện việc xây dựng lại , như thế cuộc khủng hoảng tại nước Hán hiện nay nghiêm trọng hơn hẳn những ǵ mà người thường ư thức được về Hán . Trong điều kiện đó thành quả vật chất là vô nghĩa , khi con người hoàn toàn mất đạo đức làm người . Tôn giáo tại Hoa Lục bị bứng tận gốc rễ bởi Đảng CS Trung Hoa , số người Hoa sống bên ngoài Hoa Lục , dù vẫn c̣n giữ được một số giá trị về Tam Giáo , nhưng rơ ràng là không đủ sức để khôi phục lại nền tảng Tam Giáo tại Hoa Lục nữa . Hoa Lục bị khủng hoảng trăm bề , từ chủng tộc đến tôn giáo , đạo đức làm người cũng như an ninh đối với thế giới nói chung . Chắc chắn Trung Cộng không thể tồn tại lâu dài được .

 

Nước ta tuy sống dưới ách Cộng Sản trên cả nước đă 35 năm nay , các tôn giáo đều bị phá hoại bởi chủ nghĩa Cộng Sản , nhưng điều kiện của nước ta khác nhiều với Tầu v́ các lư do sau đây :

 

Thứ nhất : Hiệp đinh Geneve chia đôi đất nước , chỉ đặt Miền Bắc dưới chế độ CS mà thôi , tôn giáo ở Miền Nam vẫn vững bền , cho dù có những lạm dụng do cuộc chiến tranh gây ra đối với mọi tôn giáo tại Miền Nam .

Thứ hai : Tại Miền Bắc không sảy ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa , hay bước nhảy vọt như tại Tầu vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước . Mặc dù các Tiên Chỉ áo đen nay được thay bằng các tiên chỉ áo đỏ c̣n dốt nát và tồi tệ hơn các tiên chỉ áo đen rất nhiều .

Thứ ba : Vai tṛ của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo VN , tuy chỉ chiếm khoảng 8% dân số , nhưng lại là thế lực có quan hệ quốc tế rộng răi , được lănh đạo chặt chẽ đủ sức đứng vững trước các đàn áp của Đảng CS ; do thế Đảng CSVN cũng không dám mạnh tay với các tôn giáo khác , ngoài việc phá hoại ngầm . Do thế , tuy cùng suy tàn , nhưng điều kiện VN và Tầu khác nhau nhiều .

Thứ tư : CSVN chiếm cả nước chỉ được ít năm th́ Liên Xô tan ră , chính Đảng CSVN cũng đối diện với sự phân ră từ bên trong ; ngày càng trở nên mất ḷng dân , nhất là sau vụ bán đất biển cũng như khiếp nhược trước Tầu , nên Đảng CSVN vẫn cần t́m một lối thoát cho chính Đảng CS sau này .

Thứ năm : điều kiện thế giới thay đổi , Đảng CS không thể tự cô lập như kiểu Bắc Triều Tiên được , nên đành mở cửa thị trường để kỹ thuật phương tây tràn vào , để giữ mối quân b́nh với đà bành trướng về kinh tế của Tầu (hiện nay đầu tư từ Mỹ đă vọt lên hàng đầu tai VN) .

Thứ sáu : Giáo Hội Thiên Chúa Giáo VN , đủ khôn ngoan để tái củng cố giáo hội Miền Bắc , bằng vào việc thực hiện các cuộc đối thoại bí mật trên từng yêu cầu nhỏ một trên căn bản có qua có lại (thí dụ nếu giáo hội muốn tấn phong một Giám Mục cùng một số linh mục nào đó , Đảng CS đ̣i đổi lại bằng thuốc men hay nông phẩm chẳng hạn . Đó là dạng chính trị Blackmail ). Chủ trương này đă tỏ ra thành công có giới hạn để chờ cho t́nh h́nh thế giới thay đổi , dẫn đến Năm Thánh như mới sảy ra đây .

Thứ bảy : Các tôn giáo khác không có điều kiện như Thiên Chúa Giáo VN , nên thực tế đă không củng cố được thực lực trong thời gian qua , khi nền tảng tại Miền Bắc bị hủy hoại toàn diện , trong khi ở Miền Nam th́ khoảng trống lănh đạo ngày càng mở rộng hơn từ trong nước ra đến hải ngoại .

 

Như thế , dù bị Tầu xâm lăng mềm , dù Đảng CS VN tồi tệ đủ mặt , nhưng thực tế căn bản của xă hội VN vững trăi hơn nhiều so với Tầu , chủ yếu nhờ chỗ dựa vào Khối 8% người Thiên Chúa Giáo để tạo dựng hậu thuẫn quốc tế . Phần đóng góp của người Việt hải ngoại không đáng kể trong điều kiện thực tế của đất nước hiện nay , sau này lại khác . Mối lo duy nhất là chiến tranh với hán trên mặt trận quân sự , hoặc t́nh h́nh kéo dài th́ Hán tiếp tục đưa người sang xâm lăng mềm nước ta . Đó là sự đánh giá khách quan liên quan tổng quát đến vấn đề tôn giáo ở nước ta , phần bàn thêm chi tiết sau đây sẽ giải thích thêm đôi điều liên quan đến các thay đổi trong thực tế của Phật Giáo VN . Đối với Giáo Hội Thiên Chúa Giáo VN thực tế không thay đổi ǵ về mặt nguyên tắc - việc đó thuộc thẩm quyền của La Mă - chính yếu là sự vận dụng các cách khác nhau để đối đầu với Đảng CS mà thôi , việc này đă tŕnh bày sơ lược rồi , nên không cần tŕnh bày thêm nữa .

 

KHỦNG HOẢNG PHẬT GIÁO Ở NƯỚC TA .

 

Việc này có tiền căn từ rất lâu trong lịch sử đất nước , đă ảnh hưởng đến cách thức mà dân tộc ta đáp ứng đối với văn minh phương Tây . Phật Giáo quyết liệt chống Tây khi Pháp đặt ách đô hộ lên nước ta , mặc nhiên coi những người theo Thiên Chúa Giáo là tay sai cho giặc ngoại xâm . Nhận định này tác động đến mọi giới người Việt đến đỗi , chưa hề có trí thức VN nào dám lên tiếng đánh giá ngọn nguồn mọi khía cạnh liên quan đến trào lưu tư tưởng mới , dựa vào sự giao thoa của hai văn minh Đông Phương và Tây Phương , như một tất yếu lịch sử không thể đảo ngược được . Chính chủ hướng này đă dẫn đến việc h́nh thành các phong trào Đông Du của các nhà Cách mạng VN trong đầu thế kỷ trước . Kết quả là thất bại hoàn toàn v́ ta không hề biết rằng : Nhật trở nên hung mạnh nhờ biết ứng dụng kỹ thuật của Phương Tây , nhưng chính yếu là ư đồ chiến lược của Anh Mỹ muốn cản chân Nga tại Á Châu Thái B́nh Dương . Lợi thế chiến lược của Nhật là chỗ đó , nếu không Nhật cũng bị xâm lăng toàn diện không thương tiếc của thế lực mạnh hơn mà thôi.

 

Tuyệt đại đa số trí thức VN tây học vào thế kỷ trước tự coi việc đánh giá khách quan về trào lưu mới này như một điều cấm kỵ , thiêng liêng , đi ngược lại với quyền lợi dân tộc . Trong khi chính cuộc sống của họ lại ngày càng trở nên phương Tây hóa nhiều hơn ; ca tụng triết tây một cách máy móc , sách vở mà quên đi rằng Triết Tây vào thế kỷ 19 chỉ là cách giải thích các căn bản của Dịch Lư , Đạo Học cũng như Phật Pháp . Thật đáng trách là : một trào lưu tư tưởng tạo ảnh hưởng lớn lao như vậy (tức là sự xuất hiện của Thiên Chúa Giáo ở nước ta) lại không được các trí thức nước ta coi là quan trọng để nghiên cứu đến ngọn nguồn . Nghiên cứu – chủ yếu qua dịch thuật th́ có đấy – nhưng chỉ về từng tôn giáo riêng lẻ mà thôi (xuất hiện khá nhiều trong thời gian trước sau năm 1960 tại Miền Nam) , nghiên cứu đối chiếu để t́m hiểu các ảnh hưởng qua lại th́ chưa có tác phẩm nào đáng giá cả . Thực ra chẳng thiếu trí thức ta chứng tỏ sự mất gốc , chỉ thích bàn truyện Tây mà quên đi truyện thiết thực của ta . Trí thức CS c̣n mất gốc hơn nữa khi chỉ biết đến K. Marx ở phần tồi tệ nhất của Marx mà thôi .

 

Cũng chẳng lạ truyện này , v́ trí thức tây học sống chủ yếu ở thành thị , họ cố cắt đứt với mạch sống của dân tộc nơi nông thôn . Hăy xem âm nhạc , tiểu thuyết , văn học chỉ nói đến thành thị cũng đủ hiểu cách sống ấy . Anh phải sống tận ḿnh với nông thôn , phải sống trong cái nôi của hai tôn giáo chính ảnh hưởng đến xă hội ta vào giữa thế kỷ 20 , anh mới cảm nhận được suy nghĩ , phản ứng của những người theo các tôn giáo ấy , để bắt mạch được cuộc sống của xă hội ta hôm qua và ngày nay .

 

Người CS mặc cho cuộc chiến chống Pháp gần 9 năm (1945-1954) là cuộc chiến thần thánh và hào hùng . Đảng CSVN chấp nhận làm công cụ cho Nga-Tầu mà quên đi quyền lợi dân tộc . Chính quyền Quốc Gia được thành lập năm 1948 bởi Quốc Trưởng Bảo Đại ; sau khi mọi tổ chức đấu tranh dành độc lập cánh hữu đă thất bại toàn diện sau biến cố 1945 . Nhưng cán bộ của các đảng chính trị này vẫn t́m những phương cách khác nhau nhằm thao túng chính quyền quốc gia non trẻ ấy tại nhiều vùng khác nhau trên cả nước , đối diện với lực lượng Việt Minh ngày càng mạnh nhờ yểm trợ tối đa của Nga Tầu trong chiến tranh lạnh . Sự kết hợp giữa đảng chính trị ấy với lực lượng tôn giáo quyết liệt chống Việt Minh (CS) tất yếu sảy ra . Như việc h́nh thành Phật Giáo Ḥa Hảo hay Cao Đài để bảo vệ khối tín đồ của hai tôn giáo ấy tại Miền Nam là rất cụ thể . Phật Giáo Ḥa Hảo cũng như Cao Đài quyết chống lại VM là rất đúng với thực tế , v́ khối tín đồ hai tôn giáo này coi việc VM hạ sát nhị vị Giáo Chủ hai tông phái này là mối thù bất cộng đái thiên (cũng như việc VM hạ sát Ông Bùi Quang Chiêu và con trai…). Người Pháp cũng cần sự tiếp tay của hai tông phái này để bảo an một phần lănh thổ Miền Tây nước ta .

 

Nhưng mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng nhất là tại Miền Bắc , tại hai Giáo Phận Bùi Chu và Phát Diệm , nơi có số dân theo Thiên Chúa Giáo khá lớn so với các vùng khác của cả nước , quyết không chấp nhận Đảng CSVN trá h́nh ; các cố đạo cũng đến vùng này tương đối rất sớm so với các vùng khác . Chính quyền quốc gia tại hai tỉnh này (lúc đó mới thành lập) do Quốc Dân Đảng thao túng kết hợp với Hai vị Giám Mục tại địa phương để củng cố thế lực chính trị cũng như bảo vệ an ninh . Chính quyền địa phương kết hợp với lực lượng quân sự Pháp trang bị cho các xứ đạo để h́nh thành lực lượng tự vệ địa phương nhằm chống lại lực lượng VM nay lan tràn trong các làng Phật Giáo . Cuộc chiến Quốc Cộng mặc nhiên trở thành cuộc chiến giữa Công Giáo với Phật Giáo ; tuy trong phạm vi địa phương , nhưng cũng trở thành vấn đề tồn tại dai giẳng đến ngày nay .

 

Trong thời gian đó khi các đảng chính trị cánh hữu thất bại hoàn toàn , thế lực chính chi phối chính t́nh VN là Mỹ âm thầm thực hiện lực lượng chính trị mới để hậu thuẫn cho con bài Ngô Đ́nh Diệm . Ông Diệm là người Thiên Chúa Giáo trọng căn nhưng thực tiễn với hào quang ḍng họ Ngô để lại cùng với mối quan hệ khá sâu rộng với Ṭa Thánh thông qua Đức Cha Ngô Đ́nh Thục là bào huynh của ông , đến Mỹ qua ngả La Mă để chuẩn bị thế quốc tế , để cố khôi phục vị trí của cánh Hữu VN cũng như độc lập cho dân tộc . Ông Diệm coi Mỹ là phương tiện tối quan trọng để ông đạt được ước vọng đó , Ông chính là người yêu nước theo cách của ông . Người Mỹ cũng chỉ coi ông Diệm là phương tiện ngắn hạn để củng cố và ổn định tạm thời Miền Nam , bị chia đôi theo hiệp định Geneve về VN năm 1954 , để chờ diễn biến chính trị thế giới chín mùi theo cách mà Mỹ thấu hiểu là phải trực tiếp đổ quân Mỹ vô Miền Nam để tạo thế mạnh để thương thuyết với Tầu Cộng . Sự tồn tại của nền Đệ Nhất Cộng Ḥa tùy thuộc vào cuộc thương thuyết này .

 

Chuẩn bị cho con bài Ngô Đ́nh Diệm trong nước gồm ba bộ phận : tại Miền Trung th́ Ông Ngô Đ́nh Cẩn lănh trách nhiệm kết hợp các phe nhóm tại Miền Trung , Miền Nam th́ Đức Cha Ngô Đ́nh Thục , Miền Bắc th́ Ông Ngô Đ́nh Nhu kết hợp với khối Thiên Chúa Giáo Miền Bắc cũng như một số trí thức sau này được mô tả là Đại Việt Quan Lại . Lư thuyết về Cần Lao Nhân Vị được ông Ngô Đ́nh Nhu đề ra trong giai đoạn này như một học thuyết đối đầu với Cộng Sản Chủ Nghĩa . Tất cả các vị ấy vào thời điểm đó không hiểu được kế hoạch toàn cầu đang được giăng mắc tứ tung , với nhiều mưu kế thần sầu ; nên các cuộc đảo chánh năm 1960 và 1963 là tất yếu sảy ra , để mở đường cho quân Mỹ ồ ạt vào VN mà người Miền Nam Quốc Gia không thể phản ứng chống đối được v́ thần kinh bị tê liệt bởi các sáo trộn sau năm 1963 cho đến năm 1966 .Các sáo trộn ở Miền Nam sau đảo chánh 1963 , một lần nữa tạo ra các mâu thuẫn về tôn giáo trên quy mô lớn như quả bom nguyên tử về tôn giáo trong lịch sử nước nhà. Người Mỹ đứng sau tất cả các vụ này v́ kế sách toàn cầu của họ , ta chẳng nên trách cứ ai cả .

 

Dù vậy vẫn nên trở lại với thời kỳ sau năm 1954 , Miền Bắc CS sau năm 1954 không có ǵ để bàn , v́ cướp bóc , phá hoại là bản chất của chế độ CS . Tại Miền Nam mới có nhiều điều để luận . Năm 1954 chia đôi đất nước , khoảng 800,000 người Thiên Chúa Giáo di cư vô Nam với khá nhiều linh mục và Giám Mục vẫn đem theo đầu óc địa phương cùng với cuộc chiến vũ trang chống Cộng . Khối giáo dân này tuy ủng hộ mạnh mẽ ông Diệm , nhưng cũng gây cho nền Đệ Nhất Cộng Ḥa nhiều phức tạp , chủ yếu bởi một số linh mục chưa thấy được sự thay đổi của t́nh h́nh đất nước với các phức tạp mới . Khi VNCH được cai trị bởi Luật chứ không phải t́nh trạng sứ quân như trước nữa . Ông Diệm tỏ ra bất tín nhiệm đối với một số Giám Mục Miền Bắc (như Đức Cha Chi thuộc địa phận Bùi Chu chẳng hạn) . Đệ Nhất Cộng Ḥa hiểu tầm quan trọng của Phật Giáo cũng như các mặc cảm bị thua thiệt do thời thực dân để lại , nên cũng cố xây dựng lại Phật Giáo cho đúng với tầm cỡ của tôn giáo chính của quốc gia , tiếc thay hàng Giáo sỹ Phật Giáo không nắm bắt được cơ hội này . Dĩ nhiên những kẻ cơ hội trong nền Đệ Nhất Cộng Ḥa cũng đâu thiếu , khi tŕnh độ hiểu biết của họ vẫn c̣n quá thấp kém , chỉ biết xu nịnh để t́m lợi lộc riêng tư mà thôi . Việc này làm cho chủ trương rất đúng đắn của Ông Diệm không phát huy được tác dụng.

 

Nhưng quan trọng chính yếu thứ nhất là : sự xâm nhập của CSVN vào hàng ngũ Giáo Hội Phật Giáo VN đă từ thời thực dân để lại , nhiều người mặc áo Phật nhưng căn gốc lại là CS gài vào các chùa để rồi từ từ leo lên hàng giáo phẩm cao cấp để biến Phật Giáo thành lực lượng chính trị chống lại nhà cầm quyền (việc này Thượng Tọa Tâm Châu hiểu rơ lắm) . Đây là đ̣n quan trọng nhất trong sách lược của Hà Nội trong cuộc chiến Quốc Cộng đă qua . (Thiên Chúa Giáo cũng có , nhưng ít v́ Thiên Chúa Giáo có hệ thống riêng để kiểm chứng , nếu cố t́nh để tồn tại là có toan tính ǵ đấy) . Như thế , biến cuộc chiến Quốc Cộng trong chiến tranh lạnh thành cuộc chiến tôn giáo chính là sách lược chủ yếu của Đảng CSVN , các nỗ lực của ông Diệm nhằm củng cố khối Phật Giáo thất bại là tự nhiên , khi tiếng nói của những vị chân tu nay mất hết giá trị đối với Phật tử trước băo táp chính trị dồn dập sảy đến cho đất nước . (đội lốt Phật Giáo chống Pháp , rồi đội lốt Phật Giáo chống VNCH để âm mưu biến thành nội chiến về tôn giáo tại Miền Nam là trọng tội của Đảng CSVN , các đảng cánh hữu VN không làm việc đó ) .

 

Thứ hai là : tính cực đoan thái quá của một số đồng bào Miền Trung , họ rất dễ bị khích động trong tinh thần phe phái . Luôn muốn lănh đạo cực đoan theo ư ḿnh , nếu không theo ư ḿnh th́ họ dễ bỏ ngang ra ngoài để đả kích . Tích cực đấu tranh là tốt , nhưng quyết không chấp nhận ư kiến người khác , cứ chủ quan theo ư ḿnh là sai . Người Miền Trung có thói quen hợp tác giữa họ với nhau trong tinh thần gia đ́nh ḍng tộc , chứ ít chịu dung ḥa hợp tác với người miền khác . Người miền khác , nhất là người miền Nam cũng ít thích hợp tác với người miền Trung . Nhưng người miền Bắc có thể hợp tác với cả miền Trung cũng như miền nam tương đối dễ dàng . Đó là thực tế ta cần mạnh dạn nói thẳng ra v́ tương lai của đất nước chứ chẳng v́ phe nhóm nào cả . Trong những năm chiến tranh khốc liệt ấy , các tăng sỹ Phật Giáo Miền Nam nói chung giữ trung lập trong cuộc chiến giữa hai phe tranh chấp , CS gài người vào chùa chiền Miền Trung là nhiều nhất , các tăng sỹ Phật Giáo miền Bắc di cư vô nam tùy theo điều kiện có thể ngả về bên này hay bên kia , nhưng nói chung theo chủ trương của Ḥa Thượng Thích Tâm Châu . Nhận định nêu trên được minh chứng rơ ràng tại hải ngoại này khi hầu như không tỉnh nào tại Miền Trung là không có hội tương tế , trong khi Miền Bắc hầu như chỉ có hội Bắc Ninh mà thôi , hội Bùi Chu hầu như không hoạt động , các tỉnh miền Nam tương đối ít hội tương trợ hơn so với Miền Trung . Giáo dân tại hải ngoại hội nhập vào các giáo phận tại địa phương , trong khi các phật tử tập trung vào từng ngôi chùa riêng lẻ tự cô lập thiếu lănh đạo tập trung .

 

Thứ ba quan trọng nhất liên quan đến chủ trương của Mỹ . Muốn lật ông Diệm khi ông thiết lập được một cơ cấu chính trị và  mạng lưới an ninh tương đối vững trăi chỉ trong mấy năm cầm quyền không phải việc dễ , Mỹ phải dụng đến hai cuộc đảo chánh quân sự cùng với áp lực kinh tế liên tục trong suốt ba năm (1960-1963) và phải dùng đến lá bài tôn giáo . So với các quốc gia khác như Đại Hàn hay Phi Luật Tân chỉ một biến cố chính trị như ám sát hoặc rơi máy bay là xong . Mưu kế thâm sâu này ít ai hay . Người Mỹ chọn lá bài tôn giáo Miền Trung làm ng̣i nổ dẫn đến cuộc đảo chánh năm 1963 cho thấy họ rất am tường về lịch sử Việt nam , dụng tính cực đoan của người Miền Trung  vừa để tạo sáo trộn tối đa để quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng năm 1965 mà người Việt không c̣n cách nào khác để phản đối ngoài việc chấp nhận thực tế nếu không sẽ mất Miền Nam sớm hơn về tay CS , kế đến là tạo ra t́nh huống để lực lượng CS đội lốt tu hành hay trí thức xuất hiện để nắm bắt cả một mạng lưới t́nh báo khổng lồ do VC gây dựng trong suốt mấy chục năm . Những ǵ ông Liên Thành Trưởng Ty Cảnh Sát Thừa Thiên Huế biết , đa số do tin tức của Mỹ cung cấp , nhưng ông cũng cung cấp những tin tức khác ngược lại cho phía Mỹ . Năm 1974 ông được rút về Sài G̣n để chuẩn bị lên đường đi Mỹ vào năm 1975 là quá đúng , ông ở lại th́ cánh an ninh Cộng Sản Miền Trung phanh thây ông làm nhiều mảnh để trả thù .

 

Bối cảnh ấy dẫn đến hệ lụy thế nào đối với Phật Giáo VN ? Về mặt chiến lược , Phương Tây hiểu rơ tầm quan trọng của VN về mặt văn minh , vị trí địa dư cũng như cá tính dân tộc . Dân tộc này tuy dễ bảo nhưng ương ngạnh chẳng kém Do Thái ; dân tộc này tự hào một cách đặc biệt về cội nguồn của ḿnh mà ngay cả Hán hay Nhật cũng không có trong khi họ sống rất lầm than , bị đô hộ bởi Hán cả ngàn năm . Muốn khuất phục Á Châu , cần khuất phục VN trước tiên một cách toàn diện ; Nhật Bản hay Phi Luật Tân là quốc gia hải đảo vẫn ở ngoài lề của Á Châu nên không thể là con chủ bài được . Chưa nắm vững VN chưa thể nói truyện về Á Châu trong lâu dài được . Do thế cần làm suy yếu hệ thống xă hội cổ c̣n sót lại để thay thế bằng hệ thống xă hội mới để làm tiêu biểu cho phần c̣n lại của lục địa Á Châu . Chiến tranh kết hợp với chủ nghĩa CS trong chiến tranh lạnh chính là cơ hội thực hiện các tàn phá đó . Bây giờ chủ nghĩa bành trướng Hán đang ra sức hù dọa an ninh toàn vùng th́ cả vùng chỉ c̣n một chọn lựa duy nhất là đứng hẳn về phía phương Tây mà thôi .

 

Nói chung quá tŕnh tàn phá Tam Giáo là rất cụ thể và rơ ràng , Khổng , Lăo không c̣n cơ hội để khôi phục lại nữa , Phật Giáo bị bể làm nhiều mảnh nên xem ra sự khôi phục phải tính bằng nhiều chục năm phía trước . Khởi đầu như thế nào là câu hỏi quan trọng hiện nay . Dù vậy ta cũng nên t́m hiểu thêm về một số sự kiện đang sảy ra trong nước cũng như hải ngoại .

 

 THẤT BẠI CỦA NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI .

 

Chúng ta có thói quen tai hại là đă đồng hóa tôn giáo với nhà nước , nhà nước với xă hội . Tôn giáo , nhà nước với xă hội là ba lănh vực khác biệt nhau không thể ḥa làm một được , đó là quan niệm đă bị vượt qua gần ngàn năm trước rồi . Tôn giáo chẳng thể là thuốc phiện như Marx nói , diệt người nghiện thuốc phiện cũng chính là diệt con người , v́ tôn giáo vẫn là chỗ dựa tinh thần cho con người khi con người đối diện với các bế tắc về tinh thần . Niềm tin tôn giáo như vậy là sự bổ sung cần thiết cho con người trước các bất trắc của kiếp nhân sinh , nhất là loài người c̣n đầy dăy những điều không thể giải thích được . Vấn đề chính yếu vẫn là con người , như lời ông Gorbachev nói với Đức Giáo Hoàng John Paul II trong cuộc hội kiến giữa hai vị trước lúc Liên Xô từ bỏ chủ nghĩa CS là :” con người là uy quyền cao cả nhất …” (trích G/S Phan Đ́nh Diệm trong bài viêt mới đây trên trang Toàn Cầu Hóa) . Nhà nước độc tài dù độc tài tôn giáo như Iran , hay độc tài đảng trị như CS đều hướng tới việc hủy diệt con người cả . Càng độc tài bao nhiêu th́ mức tàn phá càng nặng nề bấy nhiêu .

 

Muốn khôi phục giá trị làm người , để con người được hưởng tự do , hạnh phúc , b́nh đẳng th́ ba yếu tố nêu trên phải tách biệt hẳn ra với nhau . Nghĩa là : “tôn giáo phải đứng hẳn ngoài chính quyền , chính quyền hay tôn giáo đều chỉ là những bộ phận khác nhau của xă hội , cùng phối hợp với các bộ phận khác của xă hội để thúc đẩy xă hội tiến lên trong thế cân bằng “ . Khi bất quân b́nh sảy ra th́ các thế lực ấy cùng đứng lên để cùng phối hợp để tái tạo thế cân bằng cần thiết , thế cân bằng này có khác nhau đối với từng xă hội khác nhau tùy theo tŕnh độ phát triển của ḿnh . Đó là một trong các quan niệm về xă hội được Phương Tây khám phá ra sau biết bao đau khổ v́ tranh chấp triền miên giữa thần quyền với thế quyền , để cuối cùng họ h́nh thành được thể chế dân chủ . Trong khi các văn hóa khác không học được bài học quư giá này nên đắm ch́m trong loạn lạc , bất ổn và nội chiến . Tôn giáo khi ấy trở thành công cụ đàn áp nhân dân về mặt tinh thần , xă hội ta và Hán cổ , cũng như Hồi Giáo ngày nay vẫn đắm ch́m trong cảnh đọa đầy ấy . Tàn phá trật tự cũ tại Á Châu là đúng với tiến tŕnh văn minh , nhưng nếu thất bại trong việc xây dựng cái mới c̣n nguy hiểm hơn là duy tŕ cái cũ . Hẳn Phương Tây hiểu rơ điều này , Giáo Hội La Mă hiểu rơ điều này .

 

Xây dựng cái mới bao gồm cả hai phần , vật chất lẫn tinh thần . Vât chất để đem lại cho con người các thành quả mà con người có thể đem lại cho ḿnh mà không hủy diệt thiên nhiên . Tinh thần là sự ḥa đồng các tinh hoa của mọi tôn giáo để củng cố giá trị đạo đức mà con người tự nhận là văn minh hiện nay có thể định hướng được theo đà hiểu biết về khách quan . Như thế , tôn giáo dứt khoát phải đứng ngoài chính trị và nhà nước , kinh sách cần từng bước điều chỉnh lại sao cho phù hợp với giá trị đạo đức làm người , chứ không thể tụng niệm kiểu máy móc như từ ngàn xưa để lại được nữa . Khi ấy các tôn giáo khác nhau cùng tồn tại trong cơ thể của xă hội loài người , để cuối cùng thế giới này cũng chỉ c̣n một Đạo duy nhất mà thôi : “ đó là Đạo làm người “ . Hy vọng cuối thế kỷ này việc ấy có thể thành tựu được chăng ?  Đức Giáo Hoàng J. Paul II và ông Gorbachev nói đến con người là uy quyền cao nhất chính là nói đến đạo làm người vậy . Như thế ông Gorbachev đă rất can đảm và rất trí tuệ khi bán chánh thức xác nhận sự thất bại của nhà nước độc tài , cho dù nhà nước ấy có bao nhiêu vũ khí cũng vô ích .

 

Các nhà nước CS Á Châu hẳn nhiên thất bại nặng nề hơn nước Nga rất nhiều , v́ Tam giáo chỉ bàng bạc chứ không đủ mạnh trong xă hội nông nghiệp lỗi thời lại chịu chiến tranh suốt gần thế kỷ qua . Nhảy vọt từ xă hội nông nghiệp sang xă hội công nghiệp trong thời gian quá ngắn luôn tạo ra các cách biệt xă hội lớn lao , làm suy đồi đạo đức xă hội . Các nước độc tài chú trọng vào việc tạo dựng những con người dối trá , tức là khuyến khích ác căn nơi con người . Con người trong các xă hội CS sống rất vô đạo đức (như ăn thịt thai nhi) , đối xử với người theo cách sống của thời cổ đại man dă .

 

Đảng CSVN cai trị Miền Bắc từ năm 1954 cho đến năm 1980 , cho đến khi dân thường có thể vào thăm gia đ́nh ở Miền Nam cho thấy rơ các đặc trưng đó . Trong hơn 30 năm qua , các đặc trưng đó càng để lộ rơ hơn nữa khi quan sát cuộc sống của người dân trong nước hiện nay . Cũng may là người Miền Nam vẫn c̣n giữ được chút ǵ đó để người Miền Bắc lấy đó làm tủi hổ về những năm tháng sống dưới ách của Đảng CSVN .

 

Ngày nay đền , chùa đông nghẹt người đến cầu xin , không phải được sống đạo hạnh mà xin có tiền , đậu đạt . Họ cảm thấy rất bất trắc về tương lai ngay cả khi họ đang có quyền cao chức trọng . Tại sao vậy ? Họ đang muốn t́m về chính ḿnh , cái ḿnh mà họ đă đánh mất quá lâu rồi . Như vậy các tôn giáo trong cũng như ngoài nước thay đổi thế nào để thích nghi với cục diện mới sẽ sảy đến trong tương lai ?

 

a - Với Thiên Chúa Giáo , 35 năm qua là thời kỳ thúc thủ vừa đối thoại vừa gây áp lực với nhà cầm quyền Hà Nội từ cấp địa phương để từ từ biến thành đối thọai ở cấp trung ương để dẫn đến biến cố năm thánh hiện nay , nên được coi như sự biểu dương sức mạnh vừa đối với Đảng CSVN vừa chuyển một tín hiệu đến cho Trung Cộng . Về mặt tín lư th́ thực tế Thiên Chúa Giáo VN đă chuyển hướng từ sau năm 1972 sau Vaticano II khi Giáo Hội xác nhận yếu tố quốc gia có trước yếu tố tôn giáo (anh là người Việt Thiên Chúa Giáo chứ không phải là người Thiên Chúa Giáo VN , các giáo dân cần tập quen với khái niệm căn bản này) .

 

Củng cố để chờ cho t́nh h́nh thế giới thay đổi là chủ trương tổng quát trong 35 năm qua ; chống đối như cha Vàng là vô ích , ngay cả khi điều đó là dàn dựng của Đảng CSVN để đàn áp tôn giáo được coi là mạnh nhất nước dù chỉ vỏn vẹn có 8% dân số cả nước . Mà thực tế chính là như vậy , kể cả các nhà ḍng khác như Tabert , Đa Minh , Đồng Công cũng đều là do đảng CS dàn dựng cả . Hội Đồng Giám Mục VN không chủ trương chống đối , như lời Đức Tổng B́nh nói với ban lănh đạo Phong Trào Giáo Dân khi đến tiếp xúc với Đức Tổng B́nh năm 1972 , ngài nói đại ư như sau : “ bớt chống đối đi , hăy chuẩn bị tinh thần sống chung với Xă Hội Chủ Nghĩa “ (một vị trong phái đoàn đó mới nói với tôi , chỉ xin ghi nhận) . Trước bất hạnh mà nhân dân phải chịu đựng cũng như nỗi nhục trước sự khiếp sợ Tầu của Đảng CSVN , nhiều người Việt cải theo đạo chúa hơn hẳn so với trước đây (không ghi nhận cụ thể bao nhiêu mỗi năm) . Xem ra chiều hướng này sẽ tăng cao khi cục diện thế giới thay đổi trong tương lai tới đây .

 

b - Đaọ Cao Đài được thành lập cuối thập niên 1940 bởi Giáo Chủ Phạm Công Tắc tại Tây Ninh , chủ trương thờ cả Phật lẫn Chúa , Victor Hugo cũng như Washington . Như vậy Giáo Chủ Phạm Công Tắc đă chủ trương ḥa đồng tôn giáo trước cả Ṭa Thánh La Mă . Điều này hoàn toàn phù hợp với đạo thờ tổ tiên cùng với con người là trung tâm của uy quyền cao cả nhất vậy . Nhưng Đạo Cao Đài chủ về “Cơ Bút” nên cũng dễ gây ngộ nhận nơi người theo đạo . Cơ bút đ̣i hỏi phải có nhân duyên th́ cầu cơ mới có giá trị , nhưng đâu phải điều ǵ cũng cầu cơ được , nhất là vấn đề liên quan đến đại sự của quốc gia . Thực tế Giáo Lư đạo Cao Đài rất khó để giải thích cho người theo đạo . Theo sách Phật hay theo sách Chúa ? Theo Ông Washington chăng ? Tất cả đều đ̣i hỏi phải có người mẫn tiệp về mọi bộ môn mới dẫn giải được . Đạo Cao Đài đang thiếu trầm trọng những người có khả năng hoàn tất trọng trách này .

 

c - Phật Giáo Ḥa Hảo được thành lập bởi Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ cũng cuối thập niên 1940 , kết hợp tứ ân với Phật Giáo mà thành . Khái niệm về Tứ Ân xuất hiện khoảng giữa thế kỷ 19 bởi Phật Thầy Tây An , coi nhân loại là một nên con người cần ghi nhớ công ơn của nhân loại , tổ quốc …Tôn chỉ như vậy cũng chỉ xuất hiện ở nước ta mà thôi , tuyệt nhiên không xuất hiện bên Tầu hay Ấn Độ hay Do Thái . Nếu đối chiếu với Học Thuyết Duy Dân Nhân Chủ do cụ Lư đề ra , ta càng thấy , Đạo Nhân chính là cốt lơi của nền văn minh Thuần Việt tối cổ của nhân loại . Cũng giống như Cao Đài Giáo , Phật Giáo Ḥa Hảo chỉ có Tổ Đ́nh , không có hàng giáo phẩm nên không có người mở rộng các khái niệm do Đức Huỳnh Giáo Chủ đă khai sáng ra . Thiếu hẳn một tầng lớp trí thức am hiểu về tôn giáo nói chung , nhưng lại có quá nhiều người muốn nắm lấy quyền lănh đạo để mưu cầu vị thế riêng tư cho cá nhân .

 

Thực tế không thể để khối tín đồ khoảng trên 3 triệu người thuộc hai Tôn Giáo này vắng người lănh đạo được . Đảng CSVN đă len lỏi tàn phá hai tôn giáo này mạnh mẽ trong thời gian qua . Hiện có quá nhiều vấn đề liên quan đến hai tông phái này . V́ bất cứ lư do ǵ hai tôn giáo này lại đi vào con đường cũ như trước năm 1975 đối với chính quyền VNCH trước đây , th́ đó không phải là điều hay cho đất nước . Xem ra cả hai tôn giáo đang đối diện với sự bất định .

 

Đ – Phật Giáo .  Chấn động đối với cả nước cũng như đối với các tôn giáo trong thời gian qua quá lớn lao đến mức độ hiện nay ta không thể biết chắc chắn ai là người bị t́nh báo quốc tế gài vào nhân dân ta , kể cả các tôn giáo cũng vậy . Khi chưa xác định được ngọn nguồn , bắt buộc ta phải dè chừng như những biện pháp an ninh tối thiểu .

 

Phật Giáo bị tác động mạnh nhất v́ các tăng sỹ Phật Giáo không được đào tạo về văn minh thế giới , các vị ấy chỉ biết tập trung vào kinh kệ từ ngàn xưa để lại , tuy yêu nước nhưng không được đào tạo đủ bản lănh của người lănh đạo cả về hai khía cạnh đời cũng như đạo . Kinh kệ th́ do Tầu đưa vào nước ta , đọc kinh chữ Phạn (Sankrish) nhưng chưa chắc các bậc tu tŕ đă hiểu thực hết ư nghĩa của kinh kệ . Phật Giáo chủ về TĨNH , nên dù là Đại Thừa , các Pháp Môn mạnh ai nấy tu thân để sớm đạt Niết bàn . Tăng sỹ Phật Giáo có thói quen coi những ǵ Không Phật đều là “ KHÔNG PHẬT “ cả , nên không hề nghiên cứu về tôn giáo khác , điều này càng làm cho các Tăng Sỹ Phật Giáo trở nên mặc cảm tự ti , nhất là đối với Thiên Chúa Giáo khi hàng Giáo Phẩm được đào tạo nghiêm mật . Nhiều Giáo sỹ thiên Chúa Giáo , nhất là Ḍng Tên , am tường về nhiều tôn giáo thế giới và cẩn trọng theo dơi các biến chuyển của nhân loại . Các hiểu biết ấy đều được tổng hợp tại Rome để đề ra các hướng dẫn về đức tin cùng cách ứng xử với thế quyền .

 

Tạo ra Tông Quyền hoàn toàn không phù hợp với Phật Pháp , nhưng không có tông quyền th́ dù Phật Giáo là tôn giáo tốt nhất thế giới cũng không thể trụ vững được trước làn sóng văn minh vật chất hiện nay , nhất là toàn cầu hóa đang dũng mănh tiến tới . Ngay cả Nam Triều Tiên tuy phát triển mạnh trong 30 năm qua , nhưng Phật Giáo tại đấy vẫn có vấn đề liên quan đến Tông Quyền cùng Phật Pháp . Nhật Bản ít bị ảnh hưởng hơn v́ tập quán của Nhật vẫn được duy tŕ khá trọn vẹn , họ lại có Nhật Hoàng làm trọng tài phân xử . Nhưng Nhật Bản cũng có hai phái , tăng sỹ lập gia đ́nh cùng với phái tăng sỹ sống độc thân , nói chung hai phái sống tương đối ḥa thuận . Phật Giáo Tiểu Thừa lại khác tăng sỹ và phật tử khác nhau . Phật tử khi c̣n nhỏ đến học ở chùa để tập trở thành Phật Tử , tăng sỹ được học về Phật Pháp kỹ lưỡng đủ để giữ sự bền vững mà nhà cầm quyền cũng khó can thiệp vô , nên tuy chiến tranh nhưng Phái Tiểu Thừa ít bị khủng hoảng hơn hẳn so với Đại Thừa .

 

Thực ra th́ Phật Giáo ở nước ta đă lộn xộn hoặc bị lạm dụng ngay từ thời vua Nguyễn Quang Trung , khi nhà vua muốn canh cải lại hệ thống tăng sỹ Phật Giáo sao cho có học hơn , nhưng nỗ lực này bị thất bại v́ thời gian cai trị của vua Quang Trung quá ngắn ngủi . Sự suy đồi ấy tiếp nối dưới triều Nguyễn Gia Long , thời Pháp thuộc , trở nên sáo trộn nghiêm trọng từ sau năm 1945 đến nay . Kể cũng lạ , những người muốn thực hiện các cải cách lớn ở nước ta như nhà Hồ , nhà Nguyễn Quang Trung đều không tồn tại được lâu để thực hiện các cải cách đến nơi đến chốn . Chủ yếu có thể v́ các điều kiện căn bản cho cải cách chưa thực sự bén rễ trong xă hội và hướng cải cách toàn diện chỉ được thực hiện từ bên trong luôn không đem lại kết quả mong muốn .

 

Cải cách luôn đ̣i hỏi phải có hai yếu tố :” là ngọn gió cải cách từ ngoài thổi vào để tạo ra cơ duyên h́nh thành nỗ lực từ bên trong “ . Việc này đă được lịch sử thế giới chứng nghiệm rất nhiều lần rồi , câu hỏi là : “ sự xuất hiện của văn minh phương Tây tại nước ta trong hai thế kỷ qua đă đủ sức để tạo nỗ lực từ bên trong để đất nước thực hiện cuộc cải cách toàn diện vào thời kỳ 2010 này hay không ? “

T́nh h́nh hiện nay báo hiệu chiều hướng ấy .

 

T́nh h́nh Phật Giáo ngày nay đáng quan ngại hơn thời nhà Nguyễn hoặc thời Pháp thuộc nhiều lắm v́ sự can thiệp của t́nh báo quốc tế vào Phật Giáo ở nước ta , các sư tăng chân chính không hề được đào tạo để biết cách bảo vệ an ninh quốc gia nhân danh Đạo Pháp . Ai cũng tiếp nhận hết , càng cúng dường Tam Bảo bao nhiêu càng được trọng vọng bấy nhiêu , bất phân kẻ đó phục vụ cho quyền lợi của phe nhóm nào . Chính trị đi vào tôn giáo một cách công khai như vậy làm cho tôn giáo hư , làm cho xă hội loạn .

 

Đó là điều đă sảy ra vào năm 1963 dẫn đến cuộc Đảo Chánh lật đổ chính quyền Đệ Nhất Cộng Ḥa . Khẩu hiệu nêu lên lúc đó là Chế Độ gia đ́nh trị , Thiên Chúa Giáo trị , Phật Giáo bị đàn áp …Nhưng những ngôi chùa lớn nhất được khánh thành hoặc đă có dự án xây dựng đều xuất phát trong thời Đệ Nhất Cộng Ḥa . Vấn đề chính là hàng Giáo Phẩm Phật Giáo tranh chấp nặng nề trong nội bộ , chủ yếu giữa Phật Giáo Miền Nam với Phật Giáo Miền Trung . Tham vọng của cấp lănh đạo Phật Giáo Trung Phần là quyết đem Phật Giáo thành Quốc Giáo , tham vọng này được quư vị Thích Trí Quang , Huyền Quang , Đôn Hậu và nhiều vị khác chủ trương . Trong khi Phật Giáo Nam Phần chủ trương đứng ngoài chính trị , việc này được Cụ Mai Thọ Truyền ủng hộ cùng với nhiều trí thức Nam Phần . Phật Giáo Trung Phần coi Phật Giáo Nam Phần cùng với Phật Giáo Miền Bắc di cư vô Nam tiêu biểu là Ḥa Thượng Thích Tâm Châu là xu nịnh chính quyền , không dám đấu tranh để Phật Giáo trở thành Quốc Giáo .

 

Hai khuynh hướng , hai cách hành động khác nhau giữa các tông phái Phật Giáo ở nước ta vẫn tồn tại đến ngày nay và lan ra đến hải ngoại . Ngày nay các ngôi chùa ở hải ngoại này chẳng biết là chùa thiệt hay chùa giả , sư thiệt hay sư t́nh báo đội lốt sư . Đảo chánh năm 1963 là sự giàn dựng của Mỹ , CS Hà Nội tương kế tựu kế lợi dụng biến cố để mở rộng chiến tranh nhằm đánh bại VNCH ; Mỹ biết việc đó rất rơ nhưng họ cần gây sáo trộn tối đa ở Miền Trung để tạo điều kiện cho quân Mỹ đổ vào VN , điều mà Cố Tổng Thống Diệm nhất mực chống đối . Nạn lụt lớn năm 1965 dường như cũng do Mỹ cố t́nh tạo ra (chiến tranh thời tiết) , các binh đoàn chính quy Miền Bắc dễ dàng xâm nhập Tây Nguyên , đe dọa cắt đứt Miền Trung từ Quy Nhơn trở ra . Trong khi tại Huế và Đà Nẵng th́ bàn thờ Phật được phe nhóm Phật Giáo với sự lũng đoạn của CS nằm vùng đem xuống đường , để cố t́nh chiếm lấy chính quyền địa phương từ Quy Nhơn trở ra đến Quảng Trị như bước đầu để dẫn đến việc chiếm lấy quyền lănh đạo tại Sài G̣n .

 

Cuộc đảo chánh năm 1963 , tuy sảy ra đă 47 năm , nhưng đến nay vẫn c̣n tranh căi chủ yếu về các vấn đề lụn vụn , dựa vào các tài liệu được giải mật sau này . Nhưng không một ai đủ sức nói đến khía cạnh chiến lược trong việc giàn dựng này của phía Mỹ (mưu kế chính trị , các nhà nghiên cứu thường không tin , thật khờ dại) . Xin tŕnh bày vắn gọn như sau : phía Mỹ muốn lật Ông Diệm , họ dùng đám tướng lĩnh được Pháp đào tạo , nhóm tướng lĩnh này (như Đôn , Đính , Kim , Xuân) dễ dàng chấp nhận thực hiện toan tính của Mỹ khi Mỹ cố t́nh tạo ra t́nh huống để Bắc Việt ồ ạt xâm nhập Miền Nam từ năm 1960 sau khi Bộ Chính Trị Hà Nội chấp thuận thành lập Đoàn 559 (tháng 5 năm 1959) để mở lại đường ṃn Hồ Chí Minh bên Lào , cũng như thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam năm 1960 . Năm 1962 Harriman vốn được mệnh danh là Crocodile sắp xếp hỏa hiệp 1962 trung lập hóa Lào trên danh nghĩa để Hà Nội tự do đem quân vô Miền Nam để mở rộng chiến tranh .

 

Mở rộng chiến tranh th́ Ông Diệm và Đệ Nhất Cộng Ḥa suy yếu , mâu thuẫn trong xă hội gia tăng , dẫn đến đảo chánh để thay người mới . Đảo chánh xong th́ đám tướng lănh thân Pháp bị thay thế bởi Nguyễn Khánh , cũng là người được Pháp huấn luyện nhưng ít nguy hiểm hơn . Khánh lật đổ nhóm bốn tướng (Đôn ,Đính , Kim , Xuân) với sự tiếp tay của nhóm tướng lĩnh trẻ đa số người Miền Bắc như (Kỳ , Thắng , Loan…) như lực lượng được chuẩn bị để thay thế Khánh sau khi Khánh hoàn tất dẹp nhóm bốn tướng kể trên . Tiếp theo là việc đem bàn thờ xuống đường ngoài Huế của nhóm Trí Quang , cùng với sự sụp đổ của chính quyền dân sự (như Phan Huy Quát , Phan Khắc Sửu với sự tham gia của một số cán bộ Đại Việt như Nguyễn Tôn Hoàn…) . T́nh h́nh này dẫn đến chỗ phải dẹp loạn Miền Trung do nhóm Nguyễn Cao Kỳ thực hiện , Khi nhóm Kỳ nổi lên th́ con bài Nguyễn Văn Thiệu được chuẩn bị để thay thế Kỳ . Thiệu dù sao cũng biết lắng nghe và biết làm chính trị hơn Kỳ , cũng có dính líu chút ít đến Đại Việt , nên là người có thể lănh đạo Đệ II Cộng Ḥa cho đến năm 1975 . Các lá bài Dương Văn Minh hay Trí Quang được xây dựng để dụng vào biến cố 1975 đầy oan nghiệt , nhưng cũng là biến cố lui binh chiến lược đầy ngoạn mục và hoàn hảo do phía Mỹ dàn dựng .

 

Cứ nh́n như thế để biết lư do khiến Trí Quang và những người theo ông , đa số là t́nh báo của Hà Nội gài vào cùng với t́nh báo Mỹ , chủ trương đem bàn thờ xuống đường . Việc này theo tin được ghi nhận , cũng có sự gợi ư của một linh mục với Trí Quang (dường như anh Toàn biết việc này) . Sau này Trí Quang có tuyên bố là xin chào thua ngài (linh mục đó) . Cho nên ta không ngạc nhiên sau năm 1975 , Trí Quang phải tịnh khẩu , chủ yếu Trí Quang tự biết hết thời đối với Đảng CS ; lạng quạng Lê Đức Thọ đâu có ngại ǵ mà không dám thủ tiêu , phần khác có lẽ cũng có ân hận v́ tham vọng mà không biết tính toán đă gián tiếp dính vào tội ác tầy trời là giết hại đồng bào Huế trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 .

 

Âm mưu đem bàn thờ xuống đường cũng manh nha tại Sài G̣n , việc này lại có dính líu đến một linh mục khác , khi 27 tuổi vị này đă đậu bốn bằng tiến sỹ , trước diễn biến phức tạp ở Miền Trung , vị Linh Mục này đă viết một bản đánh giá bằng ngôn ngữ của nhà Phật phân tích t́nh h́nh và khuyến cáo nhân dân Sài G̣n không nên bắt chước Miền Trung làm việc bất lợi cho đất nước , nên sự kiện đáng tiếc ấy không sảy ra ở Sài G̣n . Chính quyền sau đó có đề nghị tặng vị Linh Mục đó 15 triệu đồng nhưng vị linh mục đó đă không nhận . Việc này được một vị trước đây nằm trong Ủy Ban T́nh Báo Quốc Gia VNCH , khi đến Mỹ được phía Mỹ đặc biệt dành cho danh hiệu Công Dân Vàng (Golden Citizen) nói trực tiếp với tôi . Ngoài ra từ năm 1964 đến 1965 , các diễn biến ở Sài G̣n được một vị Dược Sỹ tại Mỹ Tho là bạn thân của Ông Tướng Lê Văn Tỵ , cứ mỗi hai tuần lại thông báo chi tiết cho tôi về các vấn đề liên quan đến các hoạt động của các tướng lĩnh tại Sài G̣n , chúng tôi bàn luận khá chi tiết về t́nh h́nh lúc đó , nên chỉ ghi lại đây như những dữ kiện bổ sung ngoài lề .

 

Dù diễn dịch thế nào th́ ta phải nh́n nhận rằng , tham vọng chính trị của các cấp lănh đạo Phật Giáo Miền Trung , được lănh đạo bởi Ông Trí Quang đă là đầu mối của thời kỳ đen tối sau năm 1963 . Do tham vọng cùng tính cực đoan của người Miền Trung nói chung đă bị các cơ quan t́nh báo quốc tế lợi dụng cho mục tiêu riêng của các cơ quan ấy ; tức là thực tế , đi ngược lại với quyền lợi đích thực của dân tộc , phá hoại Đạo Pháp . Điều đáng trách nhất ở chỗ , đến giờ này không ai lên tiếng chịu trách nhiệm tinh thần . Một số , ngay cả tại hải ngoại này , vẫn mù quáng chủ trương biến Phật Giáo thành Quốc Giáo (như Lư Khôi Việt , Nguyễn Hữu Liêm , Phan Công Chánh , họ đều là người tương đối trẻ có học tại Mỹ đầy đủ) . Đó là các sai lầm nghiêm trọng , không hề rút ra các bài học lịch sử đă qua . Thật đáng trách .(Lư Khôi Việt được Nguyễn Hữu Liêm ghi lại sau khi Việt chết là Việt ước mơ làm Quốc Sư) .

 

Biến cố 1963 tàn phá Phật Giáo ở mức độ nặng nề thế nào ? đó là câu hỏi không một trí thức người Việt nào lên tiếng , cứ cố t́nh tránh né ; cũng có thể các vị ấy không đủ hiểu biết về thời kỳ phức tạp này nên cứ giữ thái độ im lặng , tảng lờ như ta biết mà không nói . Cộng Sản khi áp đặt chế độ CS trên cả nước , quay trở lại đàn áp các tôn giáo , bắt phải đi vào Tôn Giáo Quốc Doanh . Khái niệm về tôn giáo Quốc Doanh thực ra là khái niệm đặt mọi tôn giáo dưới quyền lănh đạo của nhà nước thế quyền . Phật Giáo không đủ vững trăi để đứng vững trước áp lực như vậy . Thực ra th́ Đảng CS hiểu quá rơ về Phật Giáo Ấn Quang , về vai tṛ của Ấn Quang được Đảng CS xử dụng thế nào trong những năm dài chiến tranh ; nay Ấn Quang muốn kể công cũng không được, v́ cái công ấy là của Đảng CSVN như lời họ luôn nh́n nhận như vậy về mặt lịch sử . Việc tự nhận là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất như Ngài Quảng Độ hay Ông Vơ Văn Ái đề cao thực ra không chính danh . Thống Nhất chỉ đạt được bằng sự nhất trí của mọi Tông Phái Phật Giáo cả nước mới được . Mặc dù vậy , nếu đặt mọi tôn giáo trong hệ thống tôn giáo nhà nước hay Quốc Doanh lại càng sai phạm nghiêm trọng ; v́ đó là tuyệt đối độc tài , sẽ dẫn đến tan vỡ toàn diện , CS chẳng biết ǵ về lịch sử cả nên mới làm như vậy .

 

Trước các bế tắc này , khi Ngài Huyền Quang chết , vị trí của Ngài Quảng Độ lung lay v́ quá nhiều ân oán của quá khứ cũng như hướng đi trong tương lai của đất nước trước đà Toàn Cầu Hóa ; nên các Ngài Tuệ Sỹ , Mạnh Thát dường như muốn chọn một lối giải quyết thực tiễn hơn bằng cách hợp tác có giới hạn với Phật Giáo Nhà Nước .

 

Cải tổ Phật Giáo là nhu cầu rất cấp bách của đất nước hiện nay . Nhưng cải tổ thế nào th́ chưa bao giờ được bàn luận công khai ; sư nói sư đúng , văi nói văi hay là t́nh h́nh bây giờ của Phật Giáo . Ngài Tâm Châu cũng không đủ sức thống hợp được . Với tính cách là người sinh ra và lớn lên trong cái nôi của cả hai tôn giáo -Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo- tôi cảm thấy âu lo trước hiện t́nh Phật Giáo nước nhà khi làn sóng toàn cầu hóa có thể giật sập mọi giá trị cũ không thương tiếc .

 

Cải tổ về mặt tổ chức , nhân sự và giáo lư là ba vấn đề quan trọng nhất đối với bất cứ tôn giáo nào . Thậm chí ta cần nói rằng : “ cần làm một cuộc cách tân thật sự đối với Phật Giáo Đại Thừa trên quy mô cả nước “ việc này khó khăn ; nhưng với tâm thành của trí thức Phật Giáo (sư tăng chỉ là một phần mà thôi) hợp tác với tâm thành của nhà cầm quyền th́ ba vấn đề trên sẽ được giải quyết trọn vẹn  nhưng thời gian không thể mau chóng được . Điều này phù hợp với thực tiễn của t́nh h́nh hiện nay , khi các tăng sỹ thất bại v́ các sai lầm của ḿnh (sân si ai chẳng có) , bây giờ chỉ các trí thức Phật Giáo chân chính mới có thể giải quyết được vấn đề mà thôi . Xin đừng e ngại , ngay cả một số trí thức Thiên Chúa Giáo cũng có thể tham dự vào kế hoạch này được . V́ tôn giáo nào cũng v́ dân tộc là trên hết , tôn giáo phục vụ dân tộc chứ dân tộc không phục vụ tôn giáo . Nếu một dự án như vậy được tiến hành , bên cạnh các Ban Trị Sự Phật Giáo sẽ h́nh thành một Ban Cố Vấn về các vấn đề “ Thế Tục “ , vốn không phải là lănh vực chuyên môn của các nhà sư , nhằm hướng sinh hoạt Phật Sự vào các mục tiêu thiết thực hơn cho đất nước , đồng thời thực hiện được sự “ H̉A ĐỒNG  TÔN GIÁO “ trên quy mô cả nước . Đó cũng là hướng đi của thế giới hiện nay .

 

Đó là suy nghĩ tuy cá nhân của người không phải Phật Tử theo cách có thể Canh Tân Phật Giáo một cách thực tế v́ các lư do sau đây :

a - ít gây đụng chạm nhất đối với các tông phái đă dính líu quá nhiều vào ân oán trong thời gian 60 năm trở lại đây

b - có khả năng Dân Chủ Hóa các tôn giáo theo hướng tích cực , đem đạo vào đời mà không gây ra các phản ứng phụ như sự lạm dụng niềm tin của người theo đạo để phục vụ cho các mưu đồ cá nhân .

c - có khả năng canh tân giáo pháp , tài sản được quản lư chặt chẽ đúng theo luật pháp quốc gia theo đó mọi định chế xă hội đều là các pháp nhân trước luật pháp.

d - Hệ thống này sẽ cho phép một bộ phận trí thức Phật Giáo , được coi như đại diện cho khối tín đồ , đánh giá các tăng sỹ Phật Giáo về đức độ cũng như Phật Pháp , để từng bước tách hẳn vai tṛ của tăng sỹ ra khỏi vai tṛ của người chủ ngôi chùa mà vị ấy trụ tŕ . Khi ấy các tăng sỹ bắt buộc phải học hành nghiêm chỉnh , nếu không sẽ bị tín đồ bất tín nhiệm .

e - chính quyền sẽ không có lư do ǵ để thao túng Phật Giáo như đă từng sảy ra trong quá khứ để biến thành công cụ của nhà cầm quyền ; đồng thời cũng giải quyết được vấn đề tối quan trọng liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia , khi các thế lực thù nghịch khó can dự vào nội t́nh Phật Giáo nói chung .

 

Có như vậy th́ Phật Giáo mới ổn định được . Ước mong của vua Quang Trung hy vọng sẽ được h́nh thành trong giai đoạn này của lịch sử đất nước . Suy nghĩ như nêu trên không mới lạ ǵ cả , chỉ là sự mở rộng đối với cách thức mà trước năm 1975 , cụ Mai Thọ Truyền đă âm thầm hoạt động trong việc giữ cho Phật Giáo tại Nam Phần được ổn định trước các phong ba băo táp của thời cuộc . Ta cần học hỏi các kinh nghiệm đă qua để áp dụng cho tương lai của đất nước . Phật Giáo là vấn đề cực kỳ quan trọng liên quan đến tương lai của đất nước , nên cần được thẳng thắn đánh giá dù có gây bất đồng với bất cứ ai . Mục tiêu của bài viết này là cố t́m một giải pháp có thể chấp nhận được để cải cách Phật Giáo sao cho có lợi cho dân tộc trong lâu dài .

 

Ḥa đồng tôn giáo là một sứ mệnh lịch sử hiện nay , đó là đ̣i hỏi chính đáng của mọi người dân Việt . Nhà nước cần tôn giáo vững chắc được lănh đạo bởi những vị chân tu đức cao đạo trọng , để giữ sự quân b́nh cho xă hội để người cầm quyền không thể lạm dụng quyền lực . Khi sự lạm dụng sảy ra , mọi định chế xă hội phải lên tiếng xác định lập trường của ḿnh nhân danh quyền lợi của đất nước . Nếu quá đáng phải cùng toàn dân đứng lên lật đổ chế độ bạo tàn ấy đi , nhưng sau đó mọi định chế xă hội phải rút về giữ đúng vị trí của ḿnh để thực hành sứ mệnh mà toàn dân giao phó .

 

Trước mắt tôi , không có tôn giáo xấu , chỉ có người hành đạo xấu mà thôi . Xă hội dân sự không đơn giản chỉ là nhà cầm quyền cùng các luật pháp nhà cầm quyền ấy ban bố . Các định chế xă hội không được ghi trong Hiến Pháp mới thực sự là các thế lực lănh phần lănh đạo từng khối dân chúng khác nhau , những vị lănh đạo các định chế ấy mới thực sự là người lănh đạo đất nước . Để từ đó dân chủ , b́nh đẳng , tự do mới có cơ hội thăng tiến không ngừng , mới tạo được ổn định xă hội trong đường dài . Ban Lănh Đạo Quốc Gia thực sự được h́nh thành thông qua các tổ chức xă hội như vậy . Các đảng chính trị chỉ là các tổ chức thi hành các kế hoạch của quốc gia được chính các định chế xă hội ấy quyết định trong thực tế . Dân Chủ hay Cộng Ḥa , Tự Do hay Bảo Thủ cũng từ một trung tâm điều phối duy nhất mà ra để thi hành các chủ trương thích nghi với từng giai đoạn khác nhau . Tùy việc mà chọn người chứ không tùy người mà chọn việc . Quan niệm về xă hội hiện đại được lập căn trên tổng thể như vậy , chứ không phải là ai muốn lập đảng cũng được .

 

Dân chủ với lănh đạo dân chủ là hai vấn đề tuy hai mà một , tuy một mà hai . Học dân chủ khó khăn biết mấy , nhưng dân chủ là con đường mà cả thế giới đang đi . Dân chủ trong mọi khía cạnh của xă hội từ tôn giáo đến chính trị đến kinh tế , đến giáo dục . Các tôn giáo có được tổ chức hoàn bị th́ nhà nước mới dám tin tưởng để cung cấp các tin tức mật liên quan đến an ninh quốc gia . Một tôn giáo phân hóa sẽ không bao giờ được chia xẻ những tin tức mật như vậy , khi ấy tôn giáo ấy sẽ bị đẩy ra ngoài lề của xă hội . Khi ấy xă hội cũng bị tổn thương . T́nh h́nh này sảy ra đă quá lâu rồi , cần chấm dứt sớm . Xă hội hiện đại là xă hội biết tổ chức thế nào để huy động được ư chí của toàn dân , b́nh đẳng trong việc tiếp cận những tin tức mật của quốc gia là một nguyên tắc bất thành văn trong bất cứ xă hội dân chủ nào . Xin quư vị trí thức Phật Giáo cả nước sớm ư thức được tầm quan trọng của việc cần cải cách Phật Giáo đúng mức trong giai đoạn chuyển ḿnh này của dân tộc .

 

Xin cảm tạ quư vị đă đọc bài viết này

 

Lê – Văn – Xương  Jan -09-2010